Doanh nghiệp Việt cần làm gì để giành lại thi trường mỹ phẩm từ tay các thương hiệu nước ngoài

Trong những năm gần đây, nền kinh tế phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao. Vì thế, nhu cầu về cái đẹp là càng tăng, đặc biệt là phái nữ, không đơn giản chỉ nằm ở quần áo, phụ kiện họ khoác lên người, mà mỹ phẩm cũng là một trong những điều không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ. Việc chăm sóc tốt cho gương mặt, sẽ giúp cho phụ nữ tự tin hơn. Điều này giúp cho thị trường Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh chóng, và trở thành thị trường đầy tiềm năng

Có thể thấy, ở thị trường phẩm các sản phẩm trong nước đang bị lép vế và gặp khó khăn trong việc thu hút người tiêu dùng. Trong khi đó các sản phẩm nước ngoài lại được yêu thích hơn cả như: Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và một số quốc gia châu Âu khác Mỹ, Pháp,…

Được biết, hiện nay Hàn Quốc là quốc gia có doanh thu bán mỹ phẩm hàng đầu tại Việt Nam (30% thị phần), vị trí thứ hai thuộc về EU với 23%, sau đó là Nhật Bản (17%) và Thái Lan (13%), Mỹ chiếm 10% và 7% còn lại thuộc về một số quốc gia khác còn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm được 10% thị phần. Vì thế, các doanh nghiệp Việt đang rất nỗ lực trong việc giành lại thị phần mỹ phẩm đầy tiềm năng này, họ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ nặng ký từ nước ngoài, đã tạo được uy tín và tiếng vang trong lòng người tiêu dùng.

Thực tế cho thấy, hiện nay các cửa hàng hàng, các trung tâm thương mại đều bị chiếm lĩnh bởi các sản phẩm nước ngoài. Các doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước chỉ cung cấp khoảng 10% sản phẩm để bán trong nước trong phân khúc giá rẻ, 90% còn lại lại được xuất khẩu sang các nước lân cận. Theo thống kê của công ty Mỹ phẩm Sài Gòn, họ chỉ có thể bán nước hoa tại các khu chợ, vùng quê với giá 60.000/1chai 50ml với mức tiêu thụ 500.000 chai/năm. 40% sản phẩm còn lại sẽ được bán qua các nước lân cận như Lào, Campuchia, Thái Lan,…
Nguyên nhân của việc các doanh nghiệp trong nước khó có thể cạnh tranh với nước ngoài đầu tiên là khâu quảng cáo, chúng ta chưa đầu tư nhiều cho việc pr, tạo tiếng tăm cho thương hiệu khiến sản phẩm khó tạo được ấn tượng với người tiêu dùng. Đồng thời, với tâm lý sản xuất để xuất khẩu, mà không phục trong nước nên các doanh nghiệp càng lơ là thị trường Việt Nam, khiến người tiêu dùng không biết đến các sản phẩm mỹ phẩm trong nước. Trong khi đó, phụ nữ chọn Mỹ phẩm sẽ chọn những sản phẩm thể hiện đẳng cấp của họ, nên họ sẽ tìm đến những thương hiệu đã nổi tiếng thay vì những sản phẩm không ai biết đến

Vì thế, nếu muốn giành lại thị trường mỹ phẩm từ tay các công ty nước ngoài, doanh nghiệp Việt sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều, đặc biệt là ở khâu quảng cáo, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để thu hút người tiêu dùng.

 

 

 

Trả lời