10 sai lầm lớn trong quản lý tài chính mà ai cũng phải thấu để không bị cái nghèo đeo bám cả đời

Mọi việc đều có nguyên tắc  của nó. Quản lý tài chính cũng vậy. Có những nguyên tắc vốn có trong sách vở. Cũng có những nguyên tắc phải học hỏi từ người khác hoặc thực tế cuộc sống. Tuy nhiên không phải bất cứ nguyên tắc nào cũng đúng và phù hợp. Muốn quản lý tài chính hiệu quả, muốn giàu có và sống sung sướng. Hãy tìm hiểu và tránh xa 10 sai lầm trong quản lý tài chính dưới đây!

1, Quản lý tài chính vì tài chính, bạn là ông chủ hay nô lệ của đồng tiền?

Vì muốn có nhiều tiền nên dốc sức làm việc, bạt mạng kiếm tiền. Nhưng lại không biết ý nghĩa của việc tích lũy tiền của là gì? Đây là lối sống biến mình trở thành nô lệ của đồng tiền chứ không phải là làm chủ đồng tiền.

2, Đầu tư chỉ nhìn vào lợi xuất, chỉ số ảo dễ làm mờ mắt

Khi lựa chọn đầu tư sản phẩm, luôn chỉ coi lợi suất là chỉ tiêu phần cứng duy nhất. Chỉ biết lựa chọn những sản phẩm có lợi suất dự tính cao. Không hề chú ý tới tỷ lệ rủi ro và cũng không cần quan tâm tới việc lợi suất dự tính có thể thành hiện thực hay không.

3, Loại hình và thời hạn đầu tư không ăn khớp, sai xót cả về thời gian lẫn đối tượng

Đầu tư tài chính ngắn hạn những lại sử dụng công cụ đầu tư dài hạn. Mục tiêu đầu tư trung và dài hạn nhưng lại sử dụng công cụ đầu tư ngắn hạn.

4, Đầu tư một cách mù quáng

Việc đầu tư một cách mù quáng không có chủ kiến không tránh khỏi nguyên nhân “hiệu ứng ăn theo”.

>> Những kiến thức tiền bạc và tài chính này bạn nên hiểu, bất luận bạn đã là ông chủ hay muốn làm ông chủ

5, Vay nợ một cách mù quáng hay đoạn tuyệt quan hệ với vay nợ

Vay nợ một cách mù quáng, chi nhiều hơn thu một cách quá độ sẽ khiến áp lực tài chính gia đình ngày càng lớn. Chất lượng cuộc sống đi xuống; Hoặc quá sợ hãi việc mắc nợ. Không thể tận dụng đòn bẩy tiền vốn một cách hợp lý để tăng thêm thu nhập. Để sớm được hưởng thụ cuộc sống chất lượng cao.

6, Coi bảo hiểm như một loại đầu tư “lên nhầm kiệu hoa, gả nhầm chồng”

Chú trọng đầu tư, xem nhẹ việc bảo đảm. Đầu tư bảo hiểm chỉ vì chức năng đầu tư của bảo hiểm. Mà quên mất rằng, chức năng cơ bản của bảo hiểm là người bảo hộ tài chính gia đình.

7, Con cái trước rồi mới đến cha mẹ, kế hoạch đầu tư bảo hiểm đầu đuôi đảo lộn

Là người có nguồn thu nhập chính trong gia đình. Nhưng bản thân lại thiếu đi những giá trị bảo vệ, bảo hiểm cần thiết. Ngược lại mua đủ thứ bảo hiểm cho co cái những đối tượng chưa có nguồn thu nhập.

8, Mắc bệnh “sợ độ cao”, chỉ mua vào những loại quỹ rẻ tiền

Không ít những người đầu tư đều có tâm lý “sợ độ cao”. Trong đầu tư quỹ thường có biểu hiện không nhúng tay vào những loại quỹ có giá trị ròng cao. Họ luôn nghĩ rằng phải mua những loại quỹ giá rẻ thì mới yên tâm.

9, Trả góp bằng thẻ tín dụng, miễn lãi suất nhưng không miễn phí

Coi việc trả góp bằng thẻ tín dụng là miếng ăn từ trên trời rơi xuống. Đây là loại hình vay tiền ngân hàng có mức rào cản thấp, thao tác đơn giản và tiện dụng. Lãi suất hàng năm có thể lên tới 10-14%. Chi phí luôn luôn cao hơn rất nhiều so với những gì mà bạn tưởng tượng.

10, Tham bát bỏ mâm, tiết kiệm không phải đường

Trong lúc tiêu dùng, để nhận được những món quà tặng hoặc chính sách ưu đãi ngoài lề mà phải trả giá cao hơn.

Trả lời