Chủ đề này chỉ ra cho bạn 4 vấn đề mà những người khởi nghiệp thành công đều phải trải qua, và cũng sẽ chia sẻ với bạn tố chất quan trọng nhất của người đầu tư kinh doanh là gì.
Khởi nghiệp thành công thực sự là một việc rất khó, 82% công ty ở nước Mỹ không thể tồn tại quá 1 năm, chỉ có có khoảng 4.2% có thể duy trì và phát triển được hơn 5 năm. Đó chỉ là những vi số trong tổng số những ý tưởng khởi nghiệp.
Lý do nào giúp 1 Startup thành công, điều gì giúp một doanh nghiệp mới vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu, cần phải thực hiện những chiến lược kinh doanh như thế nào để duy trì công ty luôn bền vững. Trong nội dung ngày hôm nay Lương sẽ giải quyết cho bạn những vấn đề này.
Mục đích xây dựng chủ đề:
Chỉ rõ những việc phải làm để khởi nghiệp thành công
Tại sao nên khởi nghiệp càng sớm càng tốt
Chúng ta đều biết rằng Bill Gates là một tượng đài sáng giá nhất cho tinh thần khởi nghiệp ở nước Mỹ và toàn thế giới, ông sinh năm 1955, năm 1973 ông vào đại học Harvard ( trường đại học được đánh giá là tốt nhất thế giới), đến năm 1975 ông bỏ học để cùng một người bạn bắt đầu nghiên cứu về những vấn đề máy tính, phần mềm là tiền thân của Microsoft, lúc bấy giờ ông chỉ 20 tuổi đã dám mơ ước bỏ trường đại học mà bất kỳ học sinh nào cũng luôn mơ ước để theo đuổi niềm đam mê công nghệ của mình.
Steve Jobs ( người sáng lập Apple) cũng chẳng “may mắn” gì, ông sinh năm 1955, thôi học Đại học năm 1972 để tìm kiếm những giá trị thuộc về công nghệ máy tính và sau này là điện thoại di động.
> 5 đặc điểm của người kinh doanh trong tương lai sẽ thành công
Mark Zuckerberg người sáng lập ra Facebook cũng chẳng hơn ai, ông sinh năm 1984, bỏ học Harvard năm 2005 để cùng những cộng sự của mình sáng lập mạng xã hội lớn nhất thế giới ngày nay.
Hành động của những con người này nói cho chúng ta biết rằng, dù bạn vẫn còn đang học hay chưa có tiền vốn, chưa có kinh nghiệm thì hãy cứ xác định một mục đích rõ ràng cho mình và theo đuổi nó đến cùng, nhưng hãy bảo đảm rằng mục đích đó là khác biệt nhất và đừng giống ai cả, nếu giống bất cứ người nào bạn sẽ chỉ là người đi sau.
Không nhất định phải bỏ học để kinh doanh, để sáng lập sự nghiệp nhưng hãy học theo cách riêng của mình, học những điều giúp ích cho bản thân nhằm đạt được mục đích đã xác lập.
Michael Dell là người sáng lập hãng máy tính Dell
Vào đúng ngày sinh nhật năm 14 tuổi Michael Dell dùng số tiền mình kiếm được để mua 1 chiếc máy tính Mac và tháo tất cả linh phụ kiện chiếc máy tính, nhưng không phải vì Michael Dell muốn tìm hiểu kỹ thuật để làm nên chiếc máy tính mà là vì ông ấy muốn tìm kiếm 1 cơ hội kinh doanh.
Sau này Michael Dell phát hiện ra rằng: Tổng giá trị của các linh kiện trên chiếc máy tính IBM chỉ là 600 USD- 700 USD ( khoảng 13.500.000 VNĐ- 15.700.000 VNĐ), nhưng vào thời điểm đó 1 chiếc máy tính hoàn chỉnh được bán trên thị trường với giá 3.000 USD ( 67.500.000 VNĐ). Thế là Dell đến cửa hàng bán buôn mua về những chiếc máy tính đang chất đống, sau đó nâng cấp và mang đến khuôn viên của trường Đại học bán với giá thấp hơn giá bán lẻ của thị trường thị trường khoảng 11%-16%.
Sau lần kinh doanh thử đó, Dell cảm thấy rất hài lòng vì hốt được một khoản lợi ích quá lớn, vào năm đó ông mới chỉ 19 tuổi và là sinh viên năm nhất học đại học, mọi học sinh trong trường đều có thể là khách hàng của ông, đó là một lần thử nghiệm kinh doanh rất đáng giá, nếu lần đó bị thất bại thì Dell cũng chỉ là tổn thất một khoản vốn nhỏ và không quá lớn nhưng sẽ học hỏi được nhiều điều, đó thực sự là một thương vụ đầu tư hiệu quả.
Facebook cũng phát triển theo cách như thế, Mark Zuckerberg cũng sử dụng “nguồn vốn khuôn viên”, ông tạo nên một trang web để các học sinh trong trường có thể giao lưu với nhau, sau khi phát triển ở trường đại học của mình rất hiệu quả.
Mark Zuckerberg mang mô hình phát triển web giới thiệu đến các trường đại học lớn như Đại học Columbia, Đại học Stanford,… Facebook phát triển dần theo cách như thế và không ngờ sau thời gian Facebook lan rộng khắp các khuôn viên trường học, cuối cùng là phát triển trên toàn thế giới, mọi người có thể trò chuyện và kết nối với nhau thông qua Facebook.
Đó là một số ví dụ hi hữu và trên thực tế tỷ lệ thất bại của sinh viên khi khởi nghiệp là 94%, mặc dù tinh thần khởi nghiệp của sinh viên đại học là rất nhiều và đầy tham vọng, đối với những người trẻ không đi học đại học vẫn rơi vào những trường hợp này,
Chỉ có điều tỷ lệ thành công sẽ nhiều hơn so với 1 sinh viên là bởi vì kinh nghiệm từng trải của người không học nhiều hơn, nhưng để làm được những việc lớn thì họ sẽ phải mất thời gian rất lâu so với những người đang và đã được đào tạo.
Người trẻ khởi nghiệp càng dễ thất bại nhưng tại sao vẫn phải bắt đầu lập nghiệp càng sớm càng tốt ? Có một đạo lý như thế này: Bạn không những phải chấp nhận sự thất bại trong kinh doanh, mà bạn còn phải sở hữu sự bất thành, thậm chí bạn còn phải rộng lượng chấp nhận sự thất bại.
Bởi vì trong quá trình làm thử bạn sẽ học được vô vàn giá trị, điều này giúp bạn hoàn thiện con người, và cũng là gieo mầm cho sự thành công trong sư nghiệp sau này, quan niệm này đặc biệt quan trọng vì bản chất của thành công là tích lũy nhiều giá trị tốt đẹp nhỏ để tạo một kết quả tốt đẹp lớn hơn.
Cách nghĩ của những người có tố chất khởi nghiệp thành công là giống nhau
Nếu đưa 3 dự án án kinh doanh cho những người có tiền vốn và yêu cầu họ lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất để sinh lời bền vững. Đối với trường hợp này sẽ có những quan điểm sau:
– “ Tôi cho rằng thị trường là quan trọng và xếp thứ nhất, nếu thị trường quá lớn thì sợ rằng khả năng năng của người khởi nghiệp không đủ, những người khác tham gia vào thị trường sau bạn hoàn toàn có cơ hội đánh bật bạn khỏi”
– “ Sản phẩm là quan trọng nhất, chỉ khi đáp ứng được giá trị vật chất cho người tiêu dùng bạn mới thể lấy tiền từ túi khách hàng”.
– “ Nhìn người thực hiện hoạt động kinh doanh là biết họ có thể làm hay không, nếu bạn có nhân tài thì chuyện lớn sẽ hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không, mọi thứ sẽ rất dễ dàng và khoản tiền của nhà đầu tư giao cho nhân tài sẽ luôn tăng”
Lại có những quan điểm của nhà đầu tư cho rằng cả 3 yếu tố: Thị trường, nhân tài , Sản phẩm đều quan trọng như nhau. Vậy thì cuối cùng điều gì là quan trọng nhất khi thực hiện ý tưởng khởi nghiệp, nhà đầu tư đưa ra 3 quan điểm như vậy đúng hay sai, những người kinh doanh như chúng ta phải dựa vào đâu để phát triển doanh nghiệp của mình ?
Trong một dự án nghiên cứu, các chuyên gia kinh doanh chỉ ra rằng : Khởi nghiệp kinh doanh được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn đầu nhân tài là yếu tố có tầm ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới sự tồn vong của kế hoạch kinh doanh, bởi vì sản phẩm lúc bấy giờ vẫn chưa định hình, thị trường đang thay đổi mà bạn chưa có đủ mọi thông tin hay kinh nghiệm để hiểu rõ.
Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, nhân lực giỏi chính là yếu tố quan trọng nhất khi bước đầu khởi nghiệp, nhưng làm sao biết được 1 người sẽ làm tốt công việc hay không, sẽ trở thành người lãnh đạo tốt hay không tốt. Nếu dùng lý luận để phân tích thì không ai là hoàn thiện, nếu cá nhân đó luôn nỗ lực học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, vốn, kỹ năng quản lý điều hành và tất cả những yếu tố này gói gọn trong từ “ Tầm”, ngoài ra người có tố chất thành công phải thêm chữ “Tâm” mới xứng đáng nhận những giá trị tốt đẹp.
Mọi người khởi nghiệp thành công phần lớn đều sẽ phải trải qua 4 vấn đề lớn nhất sau:
– Thứ nhất: thiếu nhân tài
– Thứ 2: Thiếu vốn
– Thứ 3: Sản phẩm/dịch vụ không được khách hàng biết đến
– Thứ 4: Những biến cố không nằm trong dự tính của kế hoạch
Khi đối diện với những vấn đề khó, một CEO thành công luôn đặt ra câu hỏi “ Tại sao sự cố lại xảy ra, làm thế nào để khắc phục nguyên nhân bảo đảm sự an toàn cho hoạt động kinh doanh…” CEO giỏi là vậy, khi gặp khó khăn anh ta sẽ đứng lên và tiếp tục kiên trì giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Kiên định là bản chất có chung ở tất cả những người khởi nghiệp sẽ thành công trong tương lai.
Kinh doanh nói là khó nhưng thực chất không khó, chỉ có điều bạn phải làm đúng cách, giải quyết đúng vấn đề mà khách hàng của bạn cần, càng cụ thể hóa nhu cầu của người tiêu dùng trên bản kế hoạch bạn càng biết rằng mình phải đưa ra quyết định nào.
Như vậy thị trường là yếu quan trọng thứ 2 chứ không phải sản phẩm, chúng ta phải tạo sản phẩm dựa trên mong muốn mua hàng của khách. Rõ ràng bạn sẽ phải sử dụng nhân tài điều tra nghiên cứu thị trường, sau đó phân tích các thông tin đã thu thập để xây dựng 1 chiến lược kinh doanh thông qua đó xác lập những kế hoạch theo từng giai đoạn.
Okay, Lương vừa giải quyết cho bạn vấn đề “ lý do thực sự giúp một ý tưởng kinh doanh thành công”. Và để thực hiện được những điều này bạn phải có sự kiên định, tất cả những người đã và đang thành công ở Việt Nam, thế giới họ đều có điểm chung đặc biệt quan trọng là sự quyết tâm theo đuổi mục đích.
Nếu bạn thiếu vốn trong kinh doanh thì có thể gọi vốn từ nhà đầu tư, nếu bạn chưa có sản phẩm tốt thì có thể nghiên cứu và tìm ra sản phẩm hiệu quả nhất, nếu bạn thiếu nhân tài thì có thể thuê, còn khi bạn gặp biến cố trong kinh doanh thì vấn đề thuộc về chính con người bạn, nếu từ bỏ vĩnh viễn bạn sẽ không bao giờ thành công.
Có nhiều bạn email cho Lương và không quên gửi kèm cho Lương một câu hỏi “ Nên kinh doanh mặt hàng gì thì lợi nhuận cao, vốn ít, thời gian thực hiện ngắn vì hiện tại đang gặp khó khăn về công việc, muốn nghỉ việc để khởi nghiệp…”.
Thực ra thì Lương cũng không biết phải trả lời bạn độc giả như thế nào với câu hỏi này, thay vì đặt câu hỏi như vậy bạn hãy cố gắng tìm hiểu qua về thị trường nơi bạn muốn kinh doanh và mô tả những thông tin bạn thu thập được cho Lương trong phần comment của mỗi bài viết, dựa trên những vấn đề này Lương mới có thể đưa ra được một định hướng cơ bản.
Okay, Lương chia sẻ chủ đề này cho mọi người như vậy thôi, gặp lại bạn trong những bài viết về vấn đề khác thuộc kinh doanh.