Anh Nguyễn Tiến Cường quyết định bán cổ phần công ty phần mềm đang phát triển để học nghề làm dép lốp của bố vợ. Bố vợ anh Cường là nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người phục chế đôi dép của bác Hồ trong Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Anh Cường học làm dép lốp từ năm 2011 nhưng năm 2014, bố vợ đột ngột qua đời khiến anh quyết định thay đổi cuộc đời bản thân. Năm 2014, cơ sở sản xuất dép cao su Phạm Quang Xuân ra đời lấy hiệu là Vua Dép Lốp, trụ sở tại Nguyễn Biểu (Quán Tháng, Ba Đình, Hà Nội). Slogan của Vua Dép Lốp là “đi dép cao su giúp ý chí mạnh hơn” nhằm nổi bật lịch sử Việt, con người Việt.
Có thời điểm 3 năm anh Cường không bán được hàng và cảm thấy bế tắc. Sau khi vượt qua, anh Cường vấp phải vấn đề cân đối doanh nghiệp. Để khắc phục vấn đề này anh Cường phát triển hệ thống và phát triển kênh đa kênh bán hàng online. Mỗi mẫu dép, anh Cường đều lập hồ sơ thông số lưu lại. Khi đưa ra thị trường, Vua Dép Lốp sẽ quan sát và lắng nghe phản hồi của khách hàng để điều chỉnh phù hợp.
Nhằm thu hút khách hàng sử dụng, đôi dép lốp phải giữ được nét đặc trưng nhưng không được lạc hậu. Sản phẩm có 22 size và 30 mẫu với nhiều màu sắc, kiểu dáng khác nhau và chịu được nắng mưa, có độ bền cao. Giá sản phẩm dao động khoảng 280.000 – 400.000 đồng, nhiều đôi làm bằng nguyên liệu từ lốp máy bay có giá trên 1 triệu đồng.
Sản phẩm của anh Cường không chỉ phục vụ khách hàng trong nước mà cả các khách du lịch nước ngoài. Đặc biệt, anh Cường có tư duy chinh phục thị trường nước ngoài rồi quay lại thị trường Việt. Bởi thị trường nước ngoài khó tính như Mỹ, Nhật, … sẽ nhập số lượng lớn và người Việt sẽ ủng hộ mà không cần quảng cáo.
> Xe đạp mà không có bàn đạp, ý tưởng gây dựng công ty kiếm 230 tỷ 1 năm
Hiện tại, công ty anh Cường có khoảng 40 lao động, anh ấy luôn cố gắng đảm bảo mức thu nhập khá để họ yên tâm làm việc. Khi làm, anh Cường mong muốn gìn giữ và phát huy dép cao su nên đặt mục tiêu đào tạo người trẻ tuổi làm nghề để giữ gìn nét văn hóa dân tộc.