3 Ngành nghề có lợi nhuận cao ở nông thôn, vẫn kiếm tiền tốt

Có 3 ngành nghề kinh doanh hiệu quả tại nông thôn, lợi nhuận vẫn tiếp tục gia tăng và không thua kém những hoạt động kinh doanh tại thành phố.

1, Ngành chăn nuôi ít rủi ro

Người nông dân kiếm được đồng tiền thực sự không hề dễ, làm nghề chăn nuôi hay bất cứ nghề gì cũng cần phải hết sức thận trọng, bởi vậy nên lựa chọn những ngành nghề có ngưỡng cửa đầu vào thấp thì rủi ro cũng sẽ thấp hơn.

Chuột lang là một loại động vật lấy thịt nhỏ bé, là nguyên liệu thịt dân dã độc đáo, hiện đang có nhu cầu lớn trên thị trường. Không ít thương gia tình nguyện trả giá cao để thu mua thịt chuột thang. Nuôi chuột lang rất đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc, mọi gia đình ở nông thôn đều có thể chăn nuôi một cách dễ dàng.

Chuột lang nuôi dưỡng nhanh, chỉ cần đầu tư nuôi 30 cặp giống ban đầu sau một năm sẽ có khoảng hơn 1,200 con. Theo giá bán trên thị trường hiện nay cứ mỗi cân thịt chuột lang thành phẩm có giá 100 nghìn đồng / 1 kg thì thu nhập chắc chắn sẽ có hàng triệu đồng mỗi tháng, nếu nuôi với số lượng nhiều thì lợi ích thu về sẽ còn nhiều hơn.

Ở nông thôn có rất nhiều nhà không chuồng trống, cộng thêm nguồn thực vật phong phú nên hoàn toàn có thể tận dụng để nuôi chuột lang. Thậm chí còn có thể khuyến khích thêm những nhóm người yếu thế như ông bà già, phụ nữ, người tàn tật…cùng nhau nuôi chuột lang sau đó tổ chức mua bán tập trung, làm như vậy không chỉ có thêm nguồn hàng mà còn giúp có thêm thu nhập, huy động bà con nông dân cùng nhau làm giàu, sẽ là chuyện tốt cho địa phương vùng miền.

2, Thương mại điện tử kinh doanh tài liệu video và hình ảnh

Hiện nay đang là thời đại về nội dung tin tức, vậy làm thế nào để biến những nội dung tin tức mà bạn có được thành tiền? Điều này cần phải động não một chút. Trên mạng ngày nay có rất nhiều những nguồn tài nguyên hữu ích mà bạn hoàn toàn có thể tận dụng và phát huy giá trị đầy đủ của nó.

>> Tư vấn khởi nghiệp ở tuổi 28 muốn bắt đầu kinh doanh tại nông thôn

Có rất nhiều nội dung truyền thông đại chúng trên mạng xã hội, theo dõi một số nội dung có liên quan đến nông nghiệp như video dạy cách trồng trọt, tài liệu hình ảnh giải thích về các kiến thức liên quan tới nông nghiệp, video hướng dẫn khởi nghiệp ở nông thôn, video chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh…tất cả đều rất có ý nghĩa và được rất nhiều người nông dân ưa thích.

Bạn có thể tải về sắp xếp lại, thống nhất phân loại là có thể bắt đầu có thể triển khai kinh doanh thương mại điện tử.

Ví dụ, bán 100 video với giá 100 nghìn đồng, nếu có 100 người mua là bạn đã có 10 triệu đồng trong tay. Với hình thức kinh doanh thương mại điện tử này bạn cần phải thêm càng nhiều người càng tốt ví dụ tặng những món quà nhỏ khi add Zalo hay Facebook, hay thường xuyên chia sẻ video miễn phí có ích cho người nông dân…Cứ như vậy bạn sẽ ngày càng có nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

3, Nghệ nhân di sản văn hoá phi vật thể

Ở nông thôn hiện nay ngày càng có ít người hiểu về nghệ thuật truyền thống, thậm chí có một số di sản văn hoá đã và đang bị thất truyền như thổi kèn Xô-na, đánh trống, múa lân…Những di sản văn hoá phi vật thể này trước đây đều được truyền từ đời này đến đời khác, nhưng người trẻ ngày nay hầu hết đều bận đi làm ăn xa nên không còn ai muốn học những văn hoá truyền thống này nữa dẫn đến việc ngày càng ít người trẻ biết đến những di sản văn hoá phi vật thể này. Đứng trước xu thế phát triển trong tương lai sẽ là thời đại cuộc sống văn hoá, nếu bạn học được những loại hình văn hoá truyền thống này về lâu về dài ắt sẽ có lợi suốt đời.

Ở nông thôn rất dễ để học hỏi và duy trì những ngành nghề truyền thống này, càng hiếm càng quý, bạn có thể tới các vùng nông thôn tìm đến các bô lão nghệ sỹ truyền thống để học hỏi rồi tổ chức bạn bè lập nhóm cùng nhau kế thừa và phát huy những di sản văn hoá phi vật thể này.

Một khi đã học được ngón nghề trong tay bèn có thể tổ chức các hoạt động biểu diễn ở nông thôn, thông thường mỗi buổi biểu diễn thu nhập đều không dưới chục triệu đồng, sau này sẽ càng có nhiều cơ hội mở rộng và phát triển hơn, ngoài ra còn có thể chiêu mộ đào tạo và mở rộng ngành nghề.

Trả lời