Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội. Nó sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi. Khai thác cây trồng, vật nuôi tạo ra lương thực thực phẩm phục vụ đời sống dân sinh xã hội.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn. Bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay.
Việc phát triển mô hình sinh thái nông nghiệp đang là một mô hình hot. Vậy có những mô hình sinh thái nông nghiệp nào? Giúp mang lại hiệu quả kinh tế và làm giàu cho người dân?
1, Mô hình sinh thái “4 trong 1”
Mô hình sinh thái 4 trong 1 là mô hình bao gồm 4 nhân tố kết hợp. Một là dưới điều kiện kết hợp điều chỉnh tự nhiên và nhân tạo. Hai là nguồn năng lượng tái sinh (Biogas, năng lượng mặt trời). Ba là bảo vệ đất trồng (nhà kính). Và bốn là nuôi lợn nhà kính và vệ sinh…
Thông qua việc phối kết hợp phù hợp từ nguồn năng lượng mặt trời và biogas. Cộng với nguồn phân bón từ cặn bã và nước thải biogas. Để trồng trọt (rau) và chăn nuôi (lợn, gà). Hình thành một hệ thống tuần hoàn lặp lại. Đây là một mô hình sinh thái nông nghiệp tận dụng nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả cao. Mang lại lợi ích tổng hợp rõ rệt.
Nếu áp dụng mô hình này. Nhiệt độ ngoài trời vào mùa đông của các khu vực miền Bắc có thể đạt mức trên 30OC. An toàn và đáng tin cậy cho việc sinh trưởng của các loại rau quả. Chăn nuôi gia súc, lên men biogas…trong nhà kính.
Mô hình sinh thái này căn cứ trên nguyên lý sinh thái học, sinh vật học, kinh tế học và kỹ thuật hệ thống học. Lấy tài nguyên đất làm cơ sở nền tảng, năng lượng mặt trời làm động lực và biogas là sợi dây kết nối. Để khai thác và tận dụng mô hình sinh thái trồng trọt và chăn nuôi một cách tổng hợp.
Thông qua kỹ thuật chuyển đổi sinh học. Kết hợp hữu cơ các mô hình sản xuất kinh doanh lại với nhau trên cùng một thửa đất. Bao gồm nhà kính năng lượng mặt trời, hầm biogas, chuồng trại chăn nuôi gia xúc, gia cầm, trồng và sản xuất rau quả…
Hình thành một hệ thống nguồn tài nguyên sinh thái khoa học đồng bộ sản sinh khí và tích lũy phân bón. Trồng trọt và chăn nuôi kết hợp, năng lượng và vật liệu tuần hoàn lặp lại một cách có hiệu quả.
Mô hình này giúp lợi dụng nguồn rơm rạ và thân cây thực vật sau thu hoạch một cách có hiệu quả. Tinh chế thành nguồn lợi, biến phế thải thành bảo bối vàng ròng. Đây là một trong những phương pháp tốt nhất giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đồng thời còn cung cấp nguồn năng lượng và phân bón tự nhiên. Giúp cải thiện hệ sinh thái môi trường. Có tiềm năng phát triển rộng mở. Thúc đẩy quá trình sản xuất nông nghiệp năng suất, hiệu quả cao và thực phẩm xanh vô hại.
2, Mô hình sinh thái chăn nuôi lợn-khí biogas-trồng cây ăn quả
Lấy biogas là sợ dây liên kết thúc đẩy các ngành sản xuất nông nghiệp có liên quan. Như chăn nuôi và trồng trọt. Chung tay phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái.
Mô hình này tận dùng các nguồn tài nguyên như đất đồi núi, đồng ruộng, mặt nước và sân vườn. Cộng thêm 3 công trình kết hợp bể khí biogas, chuồng trại chăn nuôi và nhà vệ sinh. Xoay quanh ngành nghề chủ đạo. Triển khai công tác tận dụng tổng hợp khí, cặn bã và nước thải biogas.
Từ đó thực hiện công tác tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nông nghiệp và xây dựng môi trường sinh thái. Nâng cao chất lượng nông sản và thu nhập cho bà con nông dân một cách có hiệu quả. Diện tích vườn cây ăn quả, vườn rau hoặc bể cá, quy mô chuồng trại chăn nuôi và dung tích bể khí biogas phải được tổ chức kết hợp với nhau một cách hợp lý.
3, Mô hình phục hồi sinh thái đồng cỏ để tận dụng nguồn tài nguyên liên tục và bền vững
Khôi phục sinh thái đồng cỏ để tận dụng nguồn tài nguyên liên tục bền vững. Là quy luật tự nhiên được phân bố theo thực vật. Dựa trên nguyên lý cơ bản về tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái đồng cỏ và chuyển động năng lượng.
Áp dụng kỹ thuật quản lý và bảo vệ đồng cỏ hiện đại. Giảm thiểu việc chăn thả gia súc tại các vùng chăn nuôi. Hạn chế cày xới đất tại những khu vực xen kẽ trồng trọt và chăn nuôi. Trồng cỏ tại các khu sườn núi và phủ xanh xa mạc để lấy cỏ chăn nuôi…
Nhằm khôi phục đồng có, nâng cao sức sản xuất cỏ. Cải thiện môi trường sinh tồn, sinh thái và sản xuất. Nâng cao thu nhập cho người nông dân. Giúp ngành chăn nuôi đồng cỏ tiếp tục phát triển bền vững.
>> Làm giàu từ nông nghiệp, 6 điều giúp nhà nông “cất cánh” thành công
4, Mô hình sinh thái phức hợp nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi
Mô hình sinh thái phức hợp nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Là chỉ những mô hình sản xuất phức hợp có từ 2 ngành nghề trở nên. Được hình thành từ việc mượn hỗ trợ kỹ thuật, tận dụng nguồn tài nguyên, bổ trợ lẫn nhau.
Hỗ trợ, liên kết kỹ thuật là chỉ việc tuần hoàn vật chất và chuyển hóa năng lượng từ các ngành nghề hoặc tổ hợp khác nhau. Ví dụ ngành trồng trọt cung cấp thức ăn và cỏ cho ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi lại cung cấp phân hữu cơ cho ngành trồng trọt…Đây là một trong những kỹ thuật quan trọng. Để ngành trồng trọt và chăn nuôi có thể phát triển liên tục và bền vững.
Đồng bằng là nơi sản xuất chủ yếu các loại nông sản tổng hợp, sản phẩm chăn nuôi và thậm chí là các loại rau củ và hoa quả…Việc thúc đẩy sự hỗ trợ và khả năng phát triển điều phối lẫn nhau giữa các ngành nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm. Giúp môi trường sinh thái nông, lâm, ngư nghiệp được bảo vệ một cách hữu hiệu nhất.
Bao gồm: mô hình kỹ thuật sinh thái kết hợp thức ăn chăn nuôi-lợn-biogas-phân bón. Mô hình sinh thái và kỹ thuật lập thể: vườn cây ăn quả-ngũ cốc. Mô hình sinh thái phức hợp: vườn cây ăn quả-chăn nuôi.
5, Mô hình trồng trọt sinh thái
Trên một đơn vị diện tích đất vốn có. Căn cứ vào quy luật sinh trưởng và phát triển của các loại lương thực và thực vậy khác nhau. Áp dụng kết hợp các hình thức trồng trọt và khoa học kỹ thuật nông nghiệp hiện đại.
Để tận dụng một cách triệt để các nguồn tài nguyên tự nhiên: ánh sáng, nhiệt độ, nước, phân bón, khí hậu…Cộng thêm nguồn tài nguyên sinh vật và kỹ năng sản xuất của nhân loại. Để có được sản lượng và lợi ích kinh tế cao hơn nữa.
6, Mô hình sản xuất chăn nuôi sinh thái
Đây là mô hình áp dụng lý luận và phương pháp sinh thái học, kinh tế sinh thái học, kỹ thuật công trình và tư tưởng sản xuất sạch. Tiến hành quá trình sản xuất ngành chăn nuôi. Mục đích để bảo vệ môi trường, tận dụng nguồn tài nguyên vĩnh viễn. Đồng thời sản xuất ra những sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao.
Đặc điểm của mô hình này là ở trong toàn bộ quá trình sản xuất ngành chăn nuôi vừa thể hiện lý luận sinh thái học và sinh thái kinh tế học. Đồng thời áp dụng đầy đủ công nghệ sản xuất sạch. Để làm ra các sản phẩm chăn nuôi sạch, chất lượng cao, không ô nhiễm và khỏe mạnh.
Mấu chốt quan trọng dẫn tới thành công trong mô hình này đó là việc kiểm soát nguồn thức ăn, quy trình chăn nuôi và môi trường sinh vật. Tận dụng chất thải tổng hợp, làm sạch quá trình sản xuất. Thực hiện quy trình sản xuất không có hoặc có rất ít chất thải.
Ngành chăn nuôi hiện đại căn cứ trên quy mô và mối quan hệ ỷ lại với môi trường chia thành 2 mô hình sản xuất. Khu chăn nuôi sinh thái phức hợp và khu chăn nuôi sinh thái quy mô hóa.
Bao gồm: Khu chăn nuôi sinh thái phức hợp. Khu chăn nuôi sinh thái quy mô hóa. Và mô hình khai thác ngành chăn nuôi sinh thái.
7, Mô hình ngư nghiệp sinh thái
Mô hình này căn cứ trên nguyên lý sinh thái học. Áp dụng kỹ thuật sinh vật và kỹ thuật quy trình hiện đại. Sản xuất theo quy định sinh thái. Duy trì và cải thiện sự cân bằng sinh thái trong khu vực sản xuất.
Đảm bảo không ô nhiễm nguồn nước. Cân bằng hệ sinh thái của các loại sinh vật sinh sống dưới nước. Đảm bảo kết cấu hợp lý trong mạng lưới chuỗi thức ăn.
Mô hình bể nuôi hỗn tạp là hình thức nuôi trồng tổng hợp nhiều loại sinh vật khác nhau trong bể nuôi nhân tạo. Nguyên lý của nó đó là tận dụng quy tắc sinh tồn phụ thuộc và cạnh tranh lẫn nhau giữa các loài sinh vật. Căn cứ trên sự phân bố khác nhau về chuỗi thức ăn của các loài sinh vật nuôi trồng. Để phân bổ số lượng và giống loài nuôi dưỡng hợp lý.
Căn cứ trên việc tận dụng thủy vực và nguồn thức ăn hợp lý. Giúp các loài sinh vật nuôi trồng sinh tồn hài hòa trong khu vực nuôi trồng. Đảm bảo đa dạng hóa chủng loại.
Bao gồm: mô hình bể cá có bùn; mô hình bể nuôi ghép…