Người Hải Phòng và người Lạng Sơn vì sao rất biết cách làm ăn?

Từ xưa đến nay, con người Việt Nam ta luôn biết chịu thương chịu khó, có kinh nghiệm chống chọi với thiên tai bệnh tật, luôn tìm tòi, khám phá, vận dụng tư duy sáng tạo, biết khai thác, làm ăn trên chính mảnh đất mình sinh ra. Có thể nói, trên dảy đất hình chữ S nước ta, nơi đâu cũng hội tụ nhân tài, những con người giỏi chí thú làm ăn. Nổi trội nhất vẫn là 2 vùng đất thương mại Hải Phòng và Lạng Sơn, những còn người sinh ra tại 2 nơi này đều được kế thừa từ những truyền thống quý báu của các thế hệ ông cha ngày trước. Vậy yếu tố nào mà người Hải Phòng và người Lạng Sơn lại biết cách làm ăn, làm giàu nhanh như vậy? Sau đây, bytuong.com sẽ cung cấp một số thông tin để các bạn hiểu rõ về vùng đất, và cách làm ăn của những con người đất Cảng, xứ Lạng này nhé!

Hai tỉnh thành Hải Phòng, Lạng Sơn đều có vị trí địa lý thuận lợi, dễ phát triển làm ăn

– Vị trí địa lý tỉnh Lạng Sơn:

Tỉnh Lạng Sơn thuộc vùng Đông Bắc tổ quốc, có đường biên giới hơn 250km, có nhiều cửa khẩu, chợ biên giới, là điểm đầu của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và Lạng Sơn – Hà Nội – TPHCM – Mộc Bài. Lạng Sơn là cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc với các nước ASEAN.

Bên cạnh đó Lạng Sơn còn có lợi thế sẵn có từ những di tích lịch sử văn hóa, tâm linh, đặc sản riêng. Cụ thể Lạng Sơn còn có tiềm năng du lịch phát triển, có gần 600 di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng, danh lam thắng cảnh như: Ải Chi Lăng, thành Nhà Mạc, Quần thể khu du lịch danh thắng Nhị Thanh- Tam Thanh….; 340 lễ hội lớn nhỏ khác nhau; nhiều địa danh đã đi vào thơ ca.

Như vậy, Lạng Sơn có vị trí rất thuận lợi phát triển thương mại, buôn bán biên giới; hơn nữa lại là nơi hội tụ nhiều di tích văn hóa lịch sử thu hút khách du lịch mọi vùng miền và thế giới. Vì thế, nếu bạn sinh ra tại vùng đất màu mỡ này thì chỉ cần có thêm yếu tố chăm chỉ, có đam mê buôn bán, kinh doanh du lịch chắc chắn bạn sẽ trở thành ông bà chủ buôn bán lớn, làm tour du lịch phát triển,v,,v,

– Vị trí địa lý TP Hải Phòng:

Từ xưa người Hải Phòng làm ăn sinh sống chủ yếu bằng nghề biển, buôn bán giao thương, cuộc sống của họ giản dị, chất phác, chú trọng việc tế lễ thần linh… Đặc biệt, địa danh Hải Phòng xuất hiện cách đây hơn 100 năm. Qua tìm hiểu lịch sử thì những cư dân sinh sống tại mảnh đất này xuất hiện từ rất xa xưa, bằng chứng là các nhà khảo cổ học còn phát hiện dấu vết người cổ tại nơi này. Đã từ lâu Hải Phòng là nơi sản sinh ra nhiều người giỏi, ngay từ thời Ngô; Đinh; Tiền Lê; Lý; Trần, Lê đã xuất hiện nhiều tướng giỏi, nơi đây còn là mảnh đất giàu truyền thống hiếu học vẻ vang.

Thành Phố Hải Phòng nổi tiếng với hệ thống cảng biển lớn nhất miền Bắc, là một trung tâm công nghiệp của nước ta. Nhờ vị trí thuận lợi, tạo cơ hội cho nhiều nhà kinh doanh làm ăn lớn, cụ thể doanh nhân Bạch Thái Bưởi gắn với Công ty Giang Hải Luân chuyên công nghiệp đóng tàu và vận tải hàng hải; doanh nhân Nguyễn Sơn Hà với hãng sơn Sơn Hà; doanh nhân Đoàn Đức Ban thành công với nghề sản xuất nước mắm truyền thống v..v.

>>20 Bí quyết để tiền đẻ ra tiền của người giàu

Người Hải Phòng và người Lạng Sơn vì sao rất biết cách làm ăn?

Nhìn chung, người Hải Phòng và người Lạng Sơn đều có tính chăm chỉ, cần cù lao động, ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, thông minh, sáng tạo, khéo léo hình thành nhiều làng nghề, ngành nghề. Xong, mỗi nơi đều có nét phong cách làm việc riêng, cụ thể:

Người Lạng Sơn:

Tại tỉnh Lạng Sơn, có rất nhiều người thành công trong buôn bán, sản xuất nổi trội về các cơ sở chế biến, bảo quản nông – lâm sản như sấy vải ở Hữu Lũng; làm măng ớt ở Chi Lăng; sấy hồi, làm bún, phở, xay xát ở Văn Quan…phát triển ngành nghề lắp rắp, sửa chữa cơ khí nhỏ , xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, có nhiều cơ sở chế biến và sản xuất đồ gỗ với quy mô vừa và nhỏ. Để có những ý tưởng, thành công hiện tại đều bắt nguồn từ tính cách, yếu tố như:

– Người Lạng Sơn làm nông, lâm nghiệp không cần nhiều vốn, tuy nhiên rất cần sự chăm chỉ, chịu khó, nắm bắt thị trường.

– Người Lạng Sơn họ sống với nhau bằng sự chân tình, thân thiện và rất gần gũi, chứ không phải bằng vật chất phù phiếm như nhiều người khác.

– Người Lạng Sơn lạc quan, dù cuộc sống còn nhiều vất vả lo âu, nhưng họ vẫn rất yêu đời, tin vào ngày mai tốt đẹp

–  Người xứ Lạng có sự mạnh mẽ, quyết đoán, nét ngang tàn của núi rừng

Thành phố Hải Phòng:

Nói đến thành phố Hải Phòng thì nơi này không chỉ phát triển về giao thương kinh tế, mà bên cạnh đó truyền thống làng nghề cũng rất phát triển. Qua thời gian thì đến nay mảnh đất Hải Phòng duy trì được có 31 làng , trong đó 17 làng nghề truyền thống, 14 làng nghề mới thuộc 25 xã, phường, thị trấn, tập trung vào các nghề: Mây tre đan, đồ mộc dân dụng, điêu khắc, sơn mài, cơ khí, bánh đa, dịch vụ vận tải, thuỷ sản,.. Về cách làm ăn, người Hải Phòng tôn trọng uy tín, và có chính kiến trong làm việc, cụ thể:

– Tính cách của người Hải Phòng là yêu ghét rõ ràng, rành mạch chứ không lờ đờ “nửa nọ nửa kia”, ngoại giao từ nụ cười cho đến cái liếc mắt, như những nơi khác.

– Người Hải Phòng cần mẫn, khéo tay, ham hiểu biết, thích làm ăn, biết tranh đấu.

– Người Hải Phòng luôn tự hào về truyền thống quê hương, thẳng thắn, chất phác, hồn nhiên, quảng giao, năng động, sáng tạo, nhậy cảm với cái mới, kiên cường, dũng cảm, dám làm dám chịu,…

Qua cách làm ăn của 2 tỉnh thành Lạng Sơn và Hải Phòng cho thấy, để thành công những con người nơi đây đều hội tụ 1 điều đó là mục tiêu/chí hướng làm ăn rõ ràng. Chính vì vậy, dù bạn đang sinh sống ở khu vực, tỉnh thành nào thì cũng cần có phong cách làm ăn riêng của mình, tư duy, phương pháp làm việc chu đáo – chất lượng – uy tín!

Trả lời