Gucci có lẽ đã trở thành một cái tên về một sản phẩm thời trang xa xỉ với nhiều người. Dù bạn là một tín đồ thời trang hay thậm chí rất “gà mờ” về lĩnh vực này. Gucci có lẽ đã trở thành một trong những tượng đài thời lớn của thế giới.
Gucci là một trong những thương hiệu thời trang hòa quyện được tinh hoa của ba trung tâm thời trang lớn nhất thế giới là Italy, Anh và Pháp – điều mà không phải thương hiệu nào cũng làm được, đồng thời nỗ lực để làm được.
Guccio Gucci (1881 – 1953), người sáng lập ra thương hiệu đình đám này đã phát hiện ra một nghịch cảnh thú vị khi còn đang làm nhân viên khách sạn tại Londons Savoy Hotel trong những năm đầu thế kỷ 20. Đó là, nhiều người quyền quý, dù họ khoác lên người những bộ cánh sang trọng, đắt đỏ nhưng phụ kiện đi kèm như: túi xách, vali lại rất tầm thường. Nó làm giảm đi sự sang trọng, quý phái của những quý ông quý bà.
Với sự tinh ý này của mình, mà dù ở cái tuổi 40 là đã già trong mắt nhiều người, Guccio quyết định chia tay nước Anh và trở về Florence để mở một cửa hiệu bán vali, túi xách của riêng mình. Cửa hiệu này đã thực hiện hóa ý tưởng của Guccio, nó chuyên thiết kế và bán những sản phẩm da cao cấp chỉ dành cho những vị khách giàu có. Toàn bộ sản phẩm đều được làm thủ công bởi các nghệ nhân vùng Tuscany.
Tuy nhiên phải đến khi tạo ra những bộ sản phẩm thời trang cưỡi ngựa – một thú vui của giới quý tộc cái tên Gucci mới thật sự tạo được dấu ấn. Tiếp nối sự thành công đó, Gucci là hãng thời trang đầu tiên đáp ứng nhu cầu sử dụng những bộ trang phục đồng bộ của khách hàng.
Kể từ khi ra đời vào năm 1906, Gucci tập trung vào phát triển chất lượng sản phẩm, dần biến mình trở thành biểu tượng của sự đẳng cấp, với hàng loạt các cửa hàng được mở ra. Guccio mất năm 1953, để lại sự nghiệp đồ sộ của mình cho bốn người con trai là Aldo, Vasco, Ugo và Rodolfo, và họ đã điều hành nó rất tốt. Tuy nhiên, đến đời cháu nội Maurizio của Guccio thì hoạt động kinh doanh bắt đầu đi xuống. Năm 1988, Maurizio phải bán lại toàn bộ sản nghiệp gia đình cho tập đoàn Investcorp.
Phải đến 1990, nhà mốt lẫy lừng Tom Ford gia nhập Gucci và ông đã vực dậy thành công thương hiệu này, giúp nó lấy lại sức mạnh và phủ sóng trên phạm vi toàn cầu. Từ năm 2014 đến nay, vị trí Giám đốc sáng tạo của Gucci được đảm nhiệm bởi nhà thiết kế Alessandro Michele, đã tạo ra được một sự thay đổi mới cho Gucci, giúp thương hiệu này tiếp tục giữ vững được vị trí của mình.