Cửa hàng thực thể đóng góp 80% doanh số, và bí quyết để Startup thuộc vào nhóm 80% này

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang là môi trường kinh doanh đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì thế chẳng có gì ngạc nhiên khi tốc độ tăng trưởng, cũng như doanh thu của ngành này đang đạt được những thành công vượt bậc. Tuy nhiên, có một nghịch lý trong thị trường thương mại hiện nay đó là trong khi mua hàng trực tuyến, online đang chiếm ưu thế và nhận được sự yêu thích thì 80% doanh số lại đến từ các cửa hàng bán lẻ.

Với tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ bình quân vào khoảng 10%/năm, giá trị thị trường ước lên đến 160 tỷ USD vào năm 2020, Việt Nam đang là một trong những thị trường hàng đầu Châu Á. Hàng loạt các kênh mua sắm online ra đời, thay đổi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, thương mại điện tử trở thành xu thế tất yếu. Mặc dù vậy, các nhà bán lẻ vẫn đang kiên trì đầu tư vào các cửa hàng thực thể.

Điều này nghe có vẻ vô lý, nhưng trên thực tế nó lại hoàn toàn thực tế. Bởi theo nhiều nhận định, trong xu thế cạnh tranh như hiện nay việc tăng trải nghiệm trực tiếp cho khách hàng là một trong những yếu tố giúp thành công. Và những cửa hàng trực tiếp là phương tiện duy nhất làm tốt nhiệm vụ này.

Có thể nói, thị trường bán lẻ tại Việt Nam hiện nay đang là sự cạnh tranh gay gắt giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, giữa các kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại. Các nhà bán lẻ trong nước của chúng ta đang gặp vấn đề về quy mô, tiềm lực tài chính với đối thủ ngoại. Tuy nhiên, chúng ta lại có được lợi thế trên chính sân nhà là sự am hiểu nhu cầu, thị hiếu, thói quen của người tiêu dùng Việt. Nói là vậy, nhưng hầu hết đơn vị vẫn đang tìm lời hóa giải, thậm chí đón đầu xu hướng của khách hàng.

Và các chuyên gia đã khẳng định, xu thế của khách hàng sẽ mua hàng nhiều hơn khi đến cửa hàng nhận những món hàng đặt mua trực tuyến. Bởi theo nhiều báo cáo, khách hàng sẽ có xu hướng muốn mua lần 2, và mua nhiều hơn nếu được trực tiếp đến cửa hàng thực thể lấy những sản phẩm online mà họ đã đặt trước đó. Ví dụ như UniQlo, Funan đã làm được điều này khi mang đến cho khách hàng cảm giác được trải nghiệm mua sắm online lẫn offline tại cửa hàng của họ. Doanh thu của UniQlo đã tăng đến 40% sau khi áp dụng hình thức này.

Không chỉ thế, những báo cáo thống kê cho thấy có đến 80% doanh thu bán lẻ đều đến từ các cửa hàng thực thể (cửa hàng truyền thống), điều này chứng tỏ sức hút của phương pháp bán lẻ mới mẻ này. Vì thế có thể khẳng định, tương lai ngành bán lẻ phụ thuộc hoàn toàn vào trải nghiệm của khách hàng. Thực tế, các nhà bán lẻ đang không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và ứng dụng công nghệ để mang đến nhiều trải nghiệm đa dạng cho người tiêu dùng

 

 

 

 

Trả lời