Đa nghi như Tào Tháo, đến lúc chết vẫn để lại một bài toán nan giải cho đời sau – bí ẩn 72 ngôi mộ giả chưa thể giải mã

Tào Tháo (155-220) –  một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất, đồng thời là nhà thơ xuất sắc vào cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người có công lớn trong việc dẹp loạn Khăn Vàng, Đổng Trác,… đồng thời đặt cơ sở lập nên chính quyền Tào Ngụy hùng mạnh vào thời kỳ Tam Quốc. Tuy nhiên, Tào Tháo cũng là người đa nghi nổi tiếng, sự đa nghi này kéo dài cho đến lúc chết. Ông đã ra lệnh làm rất nhiều mộ giả để kẻ thù không biết được đâu là ngôi mộ thật của ông.

72 ngôi mộ giả là một bài toán chưa tìm ra lời giải của nhân loại suốt 2000 năm qua. Chúng được bố trí từ các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc được chôn cất ở 72 vị trí khác nhau. Vì thế, người ta mãi chưa tìm ra được hài cốt của Tào Tháo.

Điều này đã làm dấy lên rất nhiều cuộc tranh cãi đâu là mộ thật của vị kiệt nhân này. Ẩn ý trong các bài thơ cổ được xem là một gợi ý cho việc tìm kiếm. Theo đó, một bài thơ thời nhà Tống cũng từng gợi ý về truyền thuyết 72 ngôi mộ của Tào Tháo, với đại ý rằng khi còn sống, ông sẽ bị người Hán lừa dối và sau khi chết thì ông sẽ lừa dối mọi người.

Tuyệt chiêu sử dụng 72 ngôi mộ giả khiến người đời sau này chưa thể tìm ra nơi yên nghỉ thật sự của Tào Tháo

Dù có đưa ra bao nhiêu giả thuyết thì người ta vẫn chưa tìm ra được nơi mà Tào Tháo yên nghỉ thật sư. Tuy hiên, có 3 lập luận được phần ủng hộ và tin tưởng và tính xác thực của nó.

Thuyết thứ nhất chỉ ra Đổng Tước đài ở Nghiệp Thành – một trong 72 ngôi mộ nghi binh chính là nơi chôn cất của Tào Tháo.

Trong khi đó, thuyết thứ hai lại cho rằng nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc đã được chôn cất ở dưới nước và cụ thể là ở dưới đáy sông Chương Hà. Tương truyền, ngôi mộ dưới nước có một lối đi bí mật và chỉ khi dòng sông “khô cạn” thì mới có thể nhìn thấy. Tuy nhiên, truyền thuyết này vẫn chưa có bằng chứng xác thực.

Cuối cùng, thuyết thứ ba thì cho rằng Tào Tháo vốn dĩ không được chôn cất ở Nghiệp Thành sau khi qua đời, mà được an táng ở bên ngoài thành phố Hứa Xương, thuộc tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).

Nhiều tài liệu sử để lại cũng đưa ra những gợi ý về nơi chôn cất của Tào Tháo. Ví dụ, trong “Tam Quốc chí“, mệnh lệnh cuối cùng được Tào Tháo ban hành trước khi qua đời là yêu cầu lăng mộ của ông phải “ở trên đồi cao, không được đánh dấu”.

Theo sử liệu tiết lộ, trong “Di lệnh” của mình, Tào Tháo đã đề xướng “bạc táng” (tức là chôn cất, mai táng một cách đơn giản, không bồi táng vàng bạc, châu báu, y phục đắt tiền) ở phía Tây Nghiệp Thành (quốc đô của nước Ngụy), gần đền thờ Tây Môn Báo và nơi an táng của ông được gọi là Cao Lăng.

Tuy nhiên, tất cả đều dừng ở phỏng đoán chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục thực sự dù không ít lần, các chuyên gia tìm thấy các ngôi mộ cổ nghìn năm với nghi vấn là mộ của Tào Tháo. Tuy nhiên, khi đem so sánh với những ghi chép trong lịch sử thì lại không phù hợp và làm nảy sinh ra không ít tranh cãi trong giới nghiên cứu. Đến thời điểm hiện tại các sử gia, nhà nghiên cứu cùng các nhà khoa học vẫn bó tay.

 

 

Trả lời