Người Nhật thích đồ ăn thực phẩm “Made in Vietnam” hơn, Cơ hội “Vớt vàng” của người Việt tới mà chưa tận dụng hết

Tính đến năm 2019, Việt Nam đã trở thành 1 trong 3 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỉ USD vào Nhật Bản, đứng sau Mỹ và Trung Quốc. Sự thay đổi trong nhu cầu về cung ứng của người Nhật đang mở ra một cơ hội vàng cho người Việt.

Theo đó, lượng hàng hóa xuất khẩu sang Nhật đã tăng mạnh trong quý I/2019 đạt 4,62 tỉ USD, tăng 6,68% so với cùng kỳ năm 2018, kim ngạch hầu hết các mặt hàng đều tăng trưởng so với cùng kỳ, số này chiếm 62,5%. Đặc biệt là trái cây tươi , thực phẩm khô, gia vị…Những mặt hàng chủ lực vào Nhật từ đầu năm đến nay phải kể đến như dệt may, phụ tùng vận tài và mặt hàng thủy hải sản, nông sản.

Ông Tetsuichiro Tomihari, Giám đốc khối triển lãm của Hiệp hội Siêu thị toàn Nhật Bản (NSAJ) cho biết: “từ khóa mà người Nhật rất quan tâm khi mua thực phẩm là “tốt cho sức khỏe”. Do vậy, có được yếu tố này thì sẽ có cơ hội vào thị trường Nhật Bản. Nhiều sản phẩm là gia vị và đồ khô như phở, bún, mì do,…rất được người Nhật ưa chuộng.”

Lí giải nguyên nhân, hiện nay tỉ lệ độc thân ở Nhật Bản có xu hướng gia tăng, áp lực công việc cùng giá thành sản phẩm khiến người trẻ ở đây dần chuyển sang những loại thực phẩm khô, ăn nhanh của nước ngoài để mua sắm. Đây chính là ưu thế giúp thực phẩm của Việt Nam mở rộng thị trường tại Nhật Bản.

Đồng thời, nhiều loại thực xanh của Việt Nam có tác dụng rất tốt với sức khỏe như tía tô, diếp cá,…..điều này khiến người giàu ở Nhật bỏ tiền túi ra mua sản phẩm. Nghiên cứu của NSAJ đã chỉ rõ, mỗi tháng một người Nhật bỏ ra trung bình hơn 7 triệu đồng để chi trả cho các loại thực phẩm, đây là một con số cho thấy thị trường thực phẩm của Nhật Bản rất hấp dẫn.

Nhật Bản đang là thị trường tiềm năng của Việt Nam

Chị Lại Thị Minh Nguyệt, một sinh viên du học tại Nhật năm thứ 3 chia sẻ: “Bên cạnh đó, có 3 loại đồ khô của Việt Nam được người Nhật đặc biệt yêu thích là phở gói, mì tôm và bánh tráng cuốn. Mặc dù Nhật Bản là đất nước “cha đẻ” của mì gói với đa dạng chủng loại, nhưng họ vẫn thích phong vị chua cay độc đáo của mì tôm Việt, có thể kể đến mì Reeva của Uniben, công ty đang sở hữu nhãn hàng 3 Miền và Hảo Hảo của Acecook. Trong các hội chợ triển lãm thực phẩm có Việt Nam tham dự, mì tôm và phở luôn là hai mặt hàng bán chạy nhất. Người Nhật cũng thích dùng bánh tráng cuốn để cuốn các loại hải sản và rau để làm gỏi cuốn”.

Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn đưa sản phẩm của mình vào Nhật Bản phải thật sự chú trọng đến cả hình thức lẫn chất lượng. Người Nhật luôn tỏ ra khó tính với tất cả các sản phẩm nhập khẩu, bao bì phải đạt chuẩn, tiện lợi, sản phẩm phải có giá trị và đạt chuẩn an toàn.

 

 

 

Trả lời