Tham vọng phá vỡ thế độc quyền Vonfram của Trung Quốc, Việt Nam đang có những điều kiện thuận lợi nhất để thành công.

Sáng 19/4, Công ty cổ phần Tài nguyên Masan (Masan Resources) tổ chức Đại hội đồng cổ đông. Tại đây, Masan thể hiện tham vọng, với thị phần 36% thế giới ngoài Trung Quốc, Masan Resources sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhà cung cấp Trung Quốc.

Được biết, Masan Resources đã chế tạo đến được công đoạn ô xít Vonfram (WO3), kể từ khai thác sản phẩm thô, tuyển quặng, bóc tách, tinh chế. Theo chuyên gia của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ – Luyện kim: “Đây là mỏ đa kim duy nhất ở Việt Nam có 4 kim loại. Hà Giang cũng có mỏ Vonfram nhưng lại kèm với thiếc. Hành trình chế biến Vonfram phải trải qua rất nhiều công đoạn, đi đến được WO3 là đã rất thành công vì giá bán cao”

Theo đó, báo cáo năm 2018 của Masan cho thấy công ty đang đạt được mức doanh thu kỷ lục chưa từng có với 6.865 tỷ đồng, tăng 27% so với năm trước; lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông đạt 664 tỷ đồng. Thành quả này dựa trên giá bán tốt, hiệu suất lao động và kiểm soát chi phí.

Bieur đồ lợi nhuận của Masan

Đồng thời cũng trong năm này, Masan đã thu mua 49% vốn góp từ công ty liên doanh tinh luyện Vonfram Núi Pháo – HC.Starck, đưa sở hữu 100% về Masan Resources. “Năm 2019 sẽ tiếp tục tăng lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông dựa trên giá sản phẩm được dự báo tăng, sản lượng tăng và hiện thực hóa thêm lợi ích từ việc thương vụ hợp nhất nêu trên”. Tổng Giám đốc Masan Resources nhận định.

Masan Resources đặt mục tiêu năm 2019 với doanh thu thuần 7.700 – 8.500 tỷ đồng và lợi nhuận phân bổ cho cổ đông từ 700 – 1.000 tỷ đồng. Đồng thời, công ty này đang nỗ lực để phá thế độc quyền của Trung Quốc, đất nước nắm giữ 80% sản lượng Vonfram ước tính và trên 60% – 70% trữ lượng xác định.

Để làm được điều này,Masan đã lên kế hoạch cho mình phải tăng thị phần từ 36% lên 50% (ngoài Trung Quốc) từ sau 2020 thông qua tăng công suất nhà máy tinh chế lên 12 nghìn tấn vào 2021 để trở thành nhà sản xuất vật liệu công nghiệp toàn cầu trước 2020. Chúng ta đang có những nền tảng phát triển rất tốt, chỉ cần đi đúng hướng, đây là điều nằm trong khả năng.

Đây hoàn toàn là mục tiêu có thể thực hiện, bởi Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế để cạnh tranh với Trung Quốc. Các sản phẩm của chúng ta được thế giới công nhận và có nhiều đối tác lớn tin tưởng, kí kết lâu năm. Trong khi đó, Trung Quốc đang gặp nhiều vấn đề trong việc khai thác nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, khiến cho sản lượng khai thác bị giảm sút  dù nhu cầu của đất nước này ngày càng tăng cao tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa quá cao. Được biết, trong 10 năm qua, mức tiêu thụ của Trung Quốc tăng bình quân 10%..

 

Trả lời