Mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi, tạp hóa lớn đóng cửa 1000 cửa hàng (Kinh nghiệm kinh doanh)

Mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi, tạp hóa lớn đóng cửa 1000 cửa hàng (Kinh nghiệm kinh doanh)

Chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Nhật Bản 7-Eleven đang chịu nhiều áp lực về việc thị trường trong nước bão hòa. Việc cạnh tranh với các đối thủ để phân chia miếng bánh thị phần là điều duy nhất giúp chuỗi này tăng trưởng.

Seven & i Holdings – điều hành chuỗi cửa hàng 7-Eleven này sẽ ra quyết định đóng cửa hơn 1.000 cửa hàng không sinh lời và cắt giảm 3.000 nhân sự. Tập đoàn này cũng đang tiến hành cải tổ lại bộ máy hoạt động của mình.

Chuỗi cửa hàng này sẽ có những chính sách mới cho các cửa hàng nhượng quyền như giảm chi phí hàng tháng, chính vì thế chi phí sẽ nhiều hơn.

Đất nước Nhật Bản đang trong tình trạng khủng hoảng lao động, trong khi đó chuỗi cửa hàng này lại mở cửa 24/24, làm ảnh hưởng đến tình trạng lao động chung. Nên chuỗi này nhận phải rất nhiều chỉ trích không tốt. Do đó, 7-Eleven đang thay đổi thời gian làm việc để mang lại hiệu quả hơn cho cả nhân viên và cộng đồng.

>> Bác ấy đã là đứng đầu của Viện Nghiên cứu kinh tế, bác nói về tư duy làm giàu khởi nghiệp kiếm tiền trong thời 4.0

Tập đoàn Seven & i Holdings ngoài kinh doanh mảng bán lẻ với 7-Eleven thì họ còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như nhà hàng, ngân hàng. Mặc cho những thông tin về việc cắt giảm nhân sự và giảm bớt cửa hàng thua lỗ, cổ phiếu của tập đoàn này vẫn tăng 1,4% trong ngày 10/10/2019, trong khi trước đó đã giảm hơn 20% 8 tháng đầu năm.

Tập đoàn này cũng rất nghiêm khắc trong việc thưởng phạt. Những quản lý cấp cao chịu trách nhiệm về một mảng nào đó, nếu để ra sự cố thì sẽ bị trừ lương hoặc sa thải.

Trả lời