Bạn có biết nhà tỷ phú đầu tiên trong lịch sử Việt Nam lọt vào xếp hạng thế giới Forbers là ai không? Và bạn có biết ai là người cho ra đời ô tô thương hiệu Việt đầu tiên của VinFast không? Cùng là 1 người – nhà tỷ phú tôi muốn giới thiệu cho các bạn trong bài viết này không ai khác đó chính là doanh nhân Phạm Nhật Vượng, một người tài giỏi, giàu ý tưởng thiết thực, phát triển sự nghiệp từ 2 bàn tay trắng ngay từ những năm đầu du học tại Nga. Và đến nay những thành công ông đã đạt được khiến bao người ngưỡng mộ. Ông chính là nhà tỷ phú đầu tiên trong lịch sử Việt Nam lọt vào xếp hạng thế giới, theo tạp chí Forbes ước tính giá trị tài sản của ông thời điểm năm 2014 ở mức 1,5 tỷ USD.
Ở ông Phạm Nhật Vượng, có rất nhiều câu chuyện lập nghiệp qua từng thời kỳ, và mỗi thời kỳ ông chinh phục đều là bài học đắc giá cho thanh niên lập nghiệp ngày nay. Sau đây, bytuong.com sẽ cung cấp một số thông tin về ông Phạm Nhật Vượng học đại học gì, học ngành gì? Và một số ý tưởng lập nghiệp tiêu biểu của nhà tỷ phú Việt này, xem tiếp:
Phạm Nhật Vượng học đại học gì, học ngành gì?
Doanh nhân Phạm Nhật Vượng có điểm xuất phát như bao người khác. Quãng thời gian học tiểu học – trung học cơ sở – trung học phổ thông – đại học, ông đều học tập tại các trường Việt Nam. Tuy nhiên, bước ngoặt lớn bắt đầu khi ông nhận học bổng du học ở Nga. Cụ thể, năm 1982 ông bắt đầu theo học và tốt nghiệp tại Trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Sau đó năm 1987, ông thi đỗ Đại học Mỏ địa chất Hà Nội, với thành tích xuất sắc môn Toán, ông giành được học bổng du học tại trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga. Tại đây, ông theo chuyên ngành kinh tế địa chất.
Được biết trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga thành lập vào năm 1918 tại Moscow, đây là ngôi trường chất lượng có cơ sở đào tạo hàng đầu thế giới. Về ngành địa chất ngôi trường này đã đào tạo hơn 30.000 kỹ sư, trong đó có 1.300 sinh viên quốc tế tới từ 78 quốc gia trên thế giới.
Con đường đi đến thành công của nhà tỷ phú Việt – ông Phạm Nhật Vượng
Có thể nhìn nhận rằng, để có được thành công ngày hôm nay, là tấm gương sáng được rất nhiều người trẻ trong và ngoài nước nể phục noi theo; thì trước đây, doanh nhân Phạm Nhật Vượng cũng đã có nhiều trăn trở trên con đường lập nghiệp của mình. Và với ông, sự cố gắng, ý chí, quyết tâm luôn đặt lên hàng đầu, bằng chứng là ông đã nổ lực học tập ngay từ khi ngồi trên nhà trường giành được học bổng du học sang Nga.
Ở con người ông Phạm Nhật Vượng, ngay từ trẻ đã nuôi ý tưởng lập nghiệp, ông không ngừng suy nghĩ về những ý tưởng lập nghiệp của mình. Và chính trong thời gian học tập tại Nga, ông đã bắt đầu khởi nghiệp bằng công việc buôn bán hàng tiêu dùng từ Việt Nam sang, sau đó ông thực hiện ý tưởng khởi nghiệp mới là mở nhà hàng Việt tại DOM 5 – khu kinh doanh của người Việt Nam tại Moscow.
Khi thấy tình thế xã hội tại Moscow không được thuận lợi, lúc này ông tiếp tục nghĩ ra kế hoạch khởi nghiệp mới. Bắt đầu tháng 8/1993, ông Vượng cùng 3 cộng sự quyết định đến Kharkov (nước cộng hòa Ukraina) lập nghiệp. Tại đây ông đã vay mượn được số tiền trị giá khoảng 10.000 USD với lãi suất 8% mỗi tháng cùng với các cộng sự mở ra nhà hàng Thăng Long bán đồ ăn thuần Việt – nhà hàng này trước đây là khu nhà ăn tập thể cũ của một nhà máy sản xuất xe tăng.
Tại nhà hàng này ông đã đúc kết được kinh nghiệm quý báu về công tác quản lý doanh nghiệp và ông tiếp tục nghĩ ra kế hoạch kinh doanh mới dựa trên sự quan sát cuộc sống của những người dân sinh sống tại đây – đó là kế hoạch sản xuất mì ăn liền. Tháng 8/1995, ông đã thành lập nhà máy sản xuất mì gói với thương hiệu Mivina (công ty Technocom). Sau 4 tháng nghiên cứu và chuẩn bị lắp đặt dây chuyền sản xuất (về Việt Nam mua một dây chuyền mỳ ăn liền hai vắt thô sơ), tháng 12/1995, những gói mì ăn liền đầu tiên với 4 vị gồm mì bò, mì tôm, mì nấm, mì gà ra đời.
Và sau 2 năm hoạt động, hệ thống mì Mivina đã có mặt toàn Ukraina với sản lượng 1 triệu gói/tháng, danh tiếng vượt qua các thương hiệu mì ăn liền của Trung Quốc, Italia, Nga. Sản phẩm mì ăn liền Mivina là thực phẩm được hơn 75% người tiêu dùng Ukraina yêu thích.
Chưa dừng tại đó, từ năm 1998-2005, Technocom phát triển thêm 6 nhà máy, bao gồm 3 nhà máy sản xuất mì ăn liền Mivina, 1 nhà máy gia vị 1 nhà máy in bao bì và 1 nhà máy sản xuất thùng carton. Và tính đến năm 2004, doanh thu của Technocom đạt 150 triệu USD/năm.
Như vậy, trên con đường sư nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng không ngừng lại ở 1 ý tưởng, mà ông luôn tìm ra nhiều ý tưởng mới để tạo nhiều thành công mới, bằng chứng là ông đã trải qua nhiều công việc như buôn bán hàng tiêu dùng, mở nhà hàng, và khởi nghiệp kinh doanh mì gói Mivina ông đã đạt được những thành tựu đáng nể.
>>> Bất ngờ với nghề trước đó của 5 tỷ phú Việt Nam, và bài học thành công lớn
Có thể công nhận rằng, nhà tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người giàu ý tưởng, dù sinh sống ở đâu ông đều quan sát và nảy sinh ra nhiều ý tưởng khởi nghiệp mới để chinh phục sự thành công tại nơi đó. Đối với ông thì thành công không bao giờ có đích dừng, càng khám phá càng thú vị. Bằng chứng là trong những năm 1997 – 1998, ông Vượng chia sẻ chỉ nghĩ kiếm được 2 triệu USD sẽ ngừng kinh doanh về hưu. Nhưng lại một lần nữa ông nghĩ ra ý tưởng táo bạo hơn, ông quyết định quay về nước bắt đầu kế hoạch khởi nghiệp trên chính quê hương mình sinh ra.
Về nước vào năm 2000, song song với việc điều hành công việc kinh doanh ở Ukraine. Ông đã bắt tay khởi nghiệp tiếp tục với 2 công ty tại Việt Nam đầu tư bất động sản ở Việt Nam thành lập Vinpearl năm 2000 và Vingroup vào năm 2002. Và liên tiếp những năm sau đó cho đến nay ông đã đầu tư phát triển nhiều lĩnh khác nhau như dự án giáo dục, các khu vui chơi nghỉ dưỡng, khu đô thị, các trung tâm mua sắm, các siêu thị, y tế, nông nghiệp, thực phẩm sạch….
Theo đánh giá của tờ Forbes, tài sản của ông vào tháng 8/2015 đạt 1,65 tỷ USD, số vốn hóa công ty Vingroup đạt 3 tỷ USD. Ông trở thành tỷ phú USD đầu tiên ở Việt Nam và liên tục nằm trong danh sách các tỷ phú do Forbes bình chọn.
Như vậy, con đường khởi nghiệp của doanh nhân nhà tỷ phú Phạm Nhật Vượng không có hồi kết, bởi ông luôn có những ý tưởng táo bạo và bắt tay thực hiện thành công rất nhanh. Sự thành công của ông không dừng lại ở việc hưởng thụ mà là dùng tài năng của mình tiếp tục “mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” với những ý tưởng mang đến sự thành công, những điều phúc lợi cho con người, cho đất nước Việt Nam – làm giàu trên chính quê hương mình sinh ra mà không phải nơi nào khác.