Kinh nghiệm mở xưởng sản xuất tái chế nhựa

Sản xuất tái chế nhựa được hiểu nôm na rằng người sản xuất đi thu mua các phế liệu nhựa sạch, hỏng từ các vật phẩm chai nhựa, ly nhựa,… mang về chế tạo thành phẩm là hạt nhựa tái chế cung cấp cho các nhà máy chế biến nhựa ra sản phẩm mới. Việc này giúp người kinh doanh vừa kiếm nguồn thu nhập cao vừa góp phần bảo vệ môi trường

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân khẳng định “Tái chế, tái sử dụng chất thải nói chung và tái chế chất thải nhựa nói riêng chính là ưu tiên trong chính sách quản lý môi trường tại Việt Nam. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại để tái chế chất thải. Đặc biệt, lĩnh vực tái chế nhựa không chỉ góp phần giảm lượng chất thải nhựa thải ra môi trường mà còn tạo ra nguyên liệu phục vụ cho sản xuất các sản phẩm nhựa, nhằm hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài”. Có thể nói đây chính cơ hội thuận lợi, nhà nước đã có hướng mở tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những người kinh doanh ngành tái chế nhựa.

Đối với những người mới bắt đầu kinh doanh mở xưởng sản xuất tái chế nhựa cần nắm rõ tất cả các quy trình hoạt động bao gồm: Vốn – Cơ chế sản xuất – Mở xưởng kinh doanh rõ ràng minh bạch. Sau đây bytuong.com sẽ cung cấp một số kinh nghiệm cơ bản mở xưởng sản xuất tái chế nhựa, các bạn đọc kỹ thông tin để nắm rõ nhé!

                                  Kinh nghiệm mở xưởng sản xuất tái chế nhựa

1, Xây dựng nguồn vốn

Tính toán khả năng nguồn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất tái chế nhựa để chi các khoản:

+ Thuê mặt bằng, xây dựng xưởng sản xuất, mua máy móc.

+ Mua nguyên liệu (phế liệu nhựa sạch).

+ Trả tiền công nhân lực ( trả lương cố định, bảo hiểm, chế độ…).

2, Quy trình mở xưởng sản xuất tái chế nhựa

a, Học hỏi kỹ thuật công nghệ

– Bạn phải học hỏi kiến thức cơ bản về sản phẩm định làm bao gồm: quy trình công nghệ vận hành, định mức tiêu hao vật tư chính/phụ, định mức nhân công,….

– Hãy đọc sách báo, tìm hiểu thông tin cách vận hành sản xuất tái chế nhựa qua mạng Internet để nắm thông tin, ngoài ra bạn còn phải đi thực tế các xưởng sản xuất tái chế nhựa của những người đã thực hiện để tham khảo lấy kinh nghiệm.

b, Chuẩn bi thiết bị máy móc vận hành

– Hiểu rõ các vấn đề về thiết bị máy móc tái chế nhựa như: Mua máy móc ở đâu, máy móc hỏng thì sửa có khó không? sửa ở đâu?..

– Một số loại máy cần thiết cho xưởng sản xuất chế tái nhựa: Mua máy nghiền nhựa, máy ép phun thủy lực, máy đùn tạo hạt để nâng cao công suất, đầu tư hệ thống bể xử lý nước thải.

c, Tìm nguyên liệu nhựa tái chế

– Thu mua nhựa sạch, hỏng, lỗi tại các đối tác nhà máy, đại lý phế liệu đã phân loại và xử lý.

– Nếu bạn làm lớn, có vốn thì đánh hàng phế liệu nhựa từ các nước về có khi lãi cao hơn.

d, Quy trình sản xuất từ nguồn nhựa tái chế

Nguyên liệu đầu vào => Băng tải => Máy bằm (máy xay) => Hệ thống rửa nguyên liệu => Hệ thống loại bỏ bị dị tật mềm => Sấy khô => Đóng bao => Hệ thống sản xuất nhựa

*Cụ thể: Đầu tiên bạn tách và phân loại nhựa phế thải sau đó chuyển đến máy bằm bằng chuyền băng tải, trải qua quá trình băm nhỏ, tiếp đến đưa vào hệ thống rửa nguyên liệu bằng máy ly tâm đồng bộ để tạo ra nguyên liệu có độ sạch cao. Tiếp đến bạn đưa qua hệ thống tách loại bỏ dị vật sau đó sấy khô. Giai đoạn cuối cùng đưa sản phẩm vào máy xay, máy sấy ma sát chuyển đến bộ phận đóng bao cho ra sản phẩm mảnh nhựa PET băm tái sinh.

*Xử lý sản xuất tái chế nhựa phải đảm bảo an toàn với môi trường

–  Đảm bảo xưởng sản xuất của Công ty sạch sẽ, không có mùi khét trong quá trình chế biến an toàn cho môi trường, những hộ dân cư xung quanh.

– Xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường.

– Nên sử dụng công nghệ xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ bằng than hoạt tính để hút mùi nhựa phát sinh trong quá trình tái chế làm nhựa nóng.

e, Đầu ra cho sản phẩm tái chế nhựa

Bạn cần tạo mối giao dịch với các công ty sản xuất các loại túi ni lông, ống hút, hộp nhựa.., bên cạnh đó nếu bạn sản xuất số lượng nhiều có thể liên kết thương lái nước ngoài xuất khẩu sang các nước lân cận như Trung Quốc, Lào, Campuchia…

>> Mở xưởng sản xuất nhỏ nên sản xuất mặt hàng gì?

2, Quá trình chuẩn bị các thủ tục mở xưởng sản xuất tái chế nhựa

Sau khi nắm rõ các thông tin về vốn, quy trình vận hành sản xuất tái chế nhựa, thì điều cũng quan trọng không kém bắt buộc phải thực hiện trước khi mở xưởng sản xuất đó là: chuẩn bị các thủ tuc để đăng ký giấy phép kinh doanh mở xưởng sản xuất tái chế nhựa. Quy trình thực hiện theo từng bước như sau:

Bước 1, Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ nộp lên sở Kế hoạch và đầu sơ bao gồm:

– Đơn đăng ký kinh doanh mở xưởng sản xuất tái chế nhựa, trong đó bạn có thể chọn các ngành nghề phù hợp nhất như:

+ Mã ngành 2220: Sản xuất sản phẩm từ plastic

+ Mã ngành 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu (Bán buôn hạt nhựa, sản phẩm nhựa. Bán buôn cao su – Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại – Bán buôn hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp).

+ Mã ngành 2013: Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh.

+ Mã ngành 2212: Sản xuất sản phẩm khác từ cao su.

+ Mã ngành 3830: Tái chế phế liệu.

– Quy định, điều lệ công ty

– Danh sách thành viên tham gia

– Bảng sao CMND (hoặc hộ chiếu) của người đại diện pháp luật, các thành viên, cổ đông tham gia.

Lưu ý: Các ngành nghề đăng ký kinh doanh mở xưởng sản xuất nhựa, tái chế nhựa không thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định nên khi đăng ký kinh doanh không cần phải chứng minh vốn.

Trong tầm 3-5 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ lên sở KH & ĐT sẽ kiểm duyệt cấp giấy phép đăng ký kinh doanh + MST.

Bước 2, Trong vòng 30 ngày kể từ khi có Giấy phép đăng ký kinh doanh bạn phải đăng thông báo thành lập doanh nghiệp (công ty TNHH, công ty cổ phần) trên Cổng thông tin quốc gia gồm các nội dung:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

–  Thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty đã đăng ký.

Trường hợp người đăng ký kinh doanh không thực hiện công bố thông tin thành lập doanh nghiệp theo quy định sẽ bị phạt tiền và bắt buộc phải thực hiện công bố lại.

Bước 3, Tiếp theo bạn bắt đầu khắc dấu cho công ty và tiến hành đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia.

Bước 4, Tiến hành treo bảng hiệu tại trụ sở chính của doanh nghiệp.

Bước 5, Thực hiện các thủ tục khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quận/ huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 6, Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản ngân hàng lên sở KHĐT => Đặt chữ ký số và kích hoạt nộp thuế điện tử => Nộp thuế môn bài năm nay cho doanh nghiệp =>  Làm thủ tục xin đặt in hóa đơn tại chi cục thuế quận/ huyện nơ doanh nghiệp đặt trụ sở chính => sau khi được chấp thuận tiến hành đặt in hóa đơn => Thông báo phát hành hóa đơn GTGT.

Như vậy, bài viết “Kinh nghiệm mở xưởng sản xuất tái chế nhựa” trên đây rất cụ thể, ban hãy nghiên cứu thật kỹ từng bước sau đó lập bản kế hoạch thực hiện chi tiết và thực hiện mục tiêu mở xưởng sản suất tái chế nhựa. Đặc biệt bạn hãy đề ra mốc thời gian mở xưởng sản xuất, sau đó gấp rút tìm hiểu thông tin máy móc, nhập hàng, quy trình chế biến… để nhanh chóng “chạm” cánh cửa thành công nhé. Chúc bạn thực hiện tốt trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm tái chế nhựa này!

Trả lời