Trái cây Việt Nam trong những năm 2004 đã nỗ lực có thể xuất khẩu được sang thị trường Mỹ. Những loại trái cây quen thuộc như chôm chôm, nhãn, vú sữa,.. nhưng chỉ đến năm 2019 thì lô trái cây xoài đầu tiên mới được đặt chân đến thị trường vốn được coi là khó tính này.
Có rất nhiều doanh nghiệp tham gia cung ứng và xuất khẩu xoài sang nước bạn, nhưng trong đó chiếm phần nhiều là của công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Vina T&T (TP HCM). Được biết, quá trình bảo quản và vận chuyển xoài sang Mỹ đều được thực hiện nghiêm ngặt và đúng quy trình chất lượng. Những loại xoài được xuất đi bao gồm: xoài cát Hòa Lộc, xoài keo, xoài da xanh và xoài cát chu. Những loại xoài đều được chăm sóc một cách kĩ lưỡng và bán với giá cả phải chăng phù hợp với từng giá trị cung cấp đến cho người tiêu dùng.
Có nhiều cách vận chuyển xoài đến với nước Mỹ, chúng ta đã chọn vận chuyển bằng đường hàng không, bên cạnh đó còn được vận chuyển bằng đường biển, những lô xoài đầu tiên từ Việt Nam tươi ngon đã có mặt ở các chợ, các siêu thị tại Mỹ. Nhưng thực sự để cạnh tranh và phát triển với đất nước bạn thì cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa từ những người sản xuất. Được biết Mỹ là một thị trường tiêu thụ hoa quả lớn, ngoài Trung Quốc và Nhật Bản thì Mỹ cũng rất khắt khe trong việc nhập khẩu các loại trái cây. Vậy nên chúng ta không nỗ lực để đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì sẽ không thể nào phát triển rộng rãi thương hiệu trái cây của Việt Nam.
Nhiều chính quyền địa phương đã có những chính sách thúc đẩy nhân dân trồng và tham gia sản xuất xoài đạt chất lượng xuất khẩu. Điển hình như Đồng Tháp đã có những chính sách giải pháp cho người dân tham gia trồng xoài đem lại giá trị lợi nhuận cao. Tỉnh Đồng Tháp cũng cho biết tỉnh này đã lựa chọn xoài làm một trong 5 mũi nhọn để tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tình nhà. Bằng việc đầu tư các cơ sở kĩ thuật, máy móc trang thiết bị hỗ trợ cho người dân, tỉnh còn có các hoạt động đầu tư về đào tạo học tập, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất cho ra những trái xoài ngon, đạt chất lượng và có thể xuất khẩu đến những thị trường khó tính.
Về phía người dân cũng rất tích cực đón nhận những kiến thức mới để ứng dụng chúng trong sản xuất. Không ngại khó khăn, không ngại vất vả và học tập, chính những người dân chân nấm tay bùn đã mạnh dạn làm mới để thu về kết quả ngọt ngào hơn.