Google hiện nay vẫn là công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới, và ngay cả đối với thị trường Việt Nam cũng thế. Theo thông tin mới nhất, những nhà lãnh đạo google người Việt Nam cũng đã khẳng định rằng, doanh nghiệp của họ nếu còn muốn tiếp tục phát triển thì cần phải ngày càng tối ưu hóa hoạt động quảng cáo, nhất là trên các thiết bị di động. Bởi đây là sản phẩm công nghệ đang được sử dụng với mức độ phổ biến nhất.
Bà Emily khẳng định rằng đây không phải thông tin mới nhưng các doanh nghiệp cần phải hành động ngay lập tức để có thể phát triển.
Bà Emily cũng cho biết thêm, nhu cầu cũng như phương thức mua sắm hiện nay của khách hàng rất khó hiểu. Họ thường xuyên tìm kiếm thông tin, tìm hiểu sản phẩm bằng internet, online tuy nhiên sau đó lại đến trực tiếp địa điểm mua hàng.
Vì thế, các doanh nghiệp cần thay đổi cách thức bán hàng, tức là cả 2 kênh online và offline để có thể đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
Với xu hướng này, các gian hàng “offline” sẽ trở thành điểm trưng bày sản phẩm, tích hợp với công nghệ để tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng… Các Trung tâm thương mại hiện đại không những không “chết yểu” mà còn có cơ hội bứt phá cùng kỷ nguyên mua sắm trực tuyến.
Google đánh giá mảng kinh tế số của Việt Nam đã tăng trưởng 38% giai đoạn 2015 – 2018, đạt quy mô 9 tỷ USD, vượt qua cả Thái Lan. Trong đó, với mức tăng 43%, Việt Nam là nước có ngành thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất khu vực.
Đã có nhiều ý kiến cho rằng, thương mại điện tử phát triển vũ bão sẽ “nuốt chửng” các cửa hàng thực thể (mặt bằng), mang lại sự đìu hiu cho các trung tâm mua sắm. Tuy nhiên, thực tế đã diễn biến khác biệt.
Rõ ràng, khách hàng hiện nay luôn có điện thoại thông minh được kết nối internet liên tục, vì thế doanh nghiệp cần tối ưu mọi sản phẩm cho online và di động để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
Như vậy, bán lẻ “offline” vẫn sống khoẻ thời mua sắm online nhưng theo một cách khác, đó là cộng hưởng và tạo nên những giá trị vượt trội mà không một công cụ mua sắm trực tuyến nào có thể thể mang lại.
Với một nền kinh tế đang phát triển và dân số trên 90 triệu người, Việt Nam đang là vùng đất hứa của ngành hàng bán lẻ, tiêu dùng. Sự phát triển của ngành bán lẻ cùng với thói quen mua sắm thay đổi theo hướng nhanh, gọn đang khiến thương mại điện tử phát triển bùng nổ tại Việt Nam.
Các cửa hàng truyền thống bị giới hạn về mặt không gian địa lý. Nếu không có các kênh bán hàng online, hãng bán lẻ sẽ không thể tiếp cận khách hàng trong phạm vi rộng hơn và xa hơn.