“Thực tế cho thấy, Việt Nam mới ở giai đoạn đầu công nghiệp hóa nên nhiều doanh nghiệp quản trị chưa khoa học, còn tùy tiện” ông Nguyễn Quang Huân, Phó Chủ tịch Hội DNTNVN nhận định về tình hình phát triển kinh tế tư nhân.
Trước thềm diễn đàn kinh tế tư nhân năm 2019, chúng tôi đã có buổi chia sẻ với ông Nguyễn Quang Huân để tìm hiểu rõ hơn về tình hình khu vực kinh tế tư nhân. Ông Huân khẳng định khu vực kinh tế tư nhân hiện nay đang gặp phải tình trạng Năng suất lao động thấp do quản trị doanh nghiệp chưa khoa học thậm chí là “tùy tiện”
Năng suất lao lao động khu vực kinh tế tư nhân thấp
Khu vực kinh tế tư nhân bao gồm: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể thu hút đến 80% lao động của khu vực này, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, lực lượng lao động phần lớn là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo; tổ chức sản xuất kinh doanh kém.
Về quan hệ sản xuất, lao động nông nghiệp thực hiện theo hộ gia đình với mỗi hộ một thửa, cả nước có mấy triệu thửa ruộng, manh mún, khó áp dụng cơ khí hóa, chất lượng sản phẩm thấp, không đồng đều.
Giải pháp nâng cao năng suất lao động
Từ tình hình trên Phó Chủ tịch Hội DNTNVN nhận định giải pháp để nâng cao năng suất lao động ở khu vực này ở nước ta trước mắt cần:
Thứ nhất, thay đổi cách tổ chức sản xuất kinh doanh. Sự quản lý điều hành trong từng khâu và liên kết giữa các khâu của quá trình là vô cùng quan trọng. Áp dụng khoa học trong quản lý bây giờ là quan trọng nhất. Khoa học trong quản lý không chỉ tác động đến chuỗi giá trị trong lao động mà còn ảnh hưởng tích cực đến văn hóa của người lao động. Càng khoa học trong quản lý, lao động càng có kỷ luật, năng suất lao động được thúc đẩy.
Thứ hai, lãnh đạo doanh nghiệp quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Lãnh đạo giỏi có tầm nhìn xa, được đào tạo bài bản và có được cách điều hành khao học tạo hiệu quả cho quá trính sản xuất
Thứ ba, Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, nhất là vai trò của nhà nước và hiệp hội nghề nghiệp không thể thiếu được vì tự doanh nghiệp khó có thể làm được như công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển hạ tầng, logistic…
Phó chủ tịch Hội DNTNVN cũng khẳng khu vực tư nhân không thể phát triển một mình. Chính phủ có trách nhiệm chính trong việc cung cấp môi trường lập pháp thuận lợi cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực tư nhân. Các vấn đề quan trọng như chính sách thương mại, quản trị, đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách kinh tế và tiền tệ, cơ cấu thuế và bảo trợ xã hội và chi phí kinh doanh phải được chính phủ cân bằng theo cách khuyến khích khu vực tư nhân phát triển.