Càng tự giác càng thành công, 7 tuyệt chiêu giúp bạn tự giác hơn trong công việc và cuộc sống

Có phải bạn đang cả ngày ôm điện thoại, lướt Fabook, Zalo, xem tiktok… Không có sở thích, rảnh việc là ở nhà chơi điện thoại, chơi game, xem phim. Ăn uống không điều độ, ăn toàn “thức ăn rác-Junk food”…

Làm việc theo cảm xúc, không kiên trì bền bỉ. Thói quen sống lộn xộn, cả ngày chỉ biết vất va vất vưởng. Oán trời trách người, thở vắn than dài, cảm thấy mệt mỏi với trạng thái sống hiện tại. Nhưng lại không đủ dũng khí để thay đổi.

Bạn từng cho rằng, cuộc đời ngắn ngủi nên phải ăn chơi nhảy múa nhiều nhất có thể. Sống ở hiện tại. Nhìn đám bạn ưu tú xung quanh bạn ngày càng  thành công. Bạn ngày càng đau khổ, ngày càng ghét bỏ chính mình. Nhưng bạn lại không muốn thay đổi. Khiến bản thân trở nên trống rỗng, tê liệt, tự ti và nhạy cảm.

Cội nguồn của mọi nỗi đau khổ trong cuộc đời này đều đến từ sự phẫn nộ với chính sự vô dụng của bản thân. Tự giác là con đường cơ bản giúp giải quyết nỗi đau khổ của con người. Những người tự giác mới có thể kiểm soát được cuộc đời của mình. Làm thế nào mới có thể tự giác được?

1, Dậy sớm

Cái được gọi là tự do ở đây không phải là muốn làm gì thì làm. Mà là tự mình làm chủ, tự mình kiểm soát. Hãy tự giác bắt đầu từ việc dậy sớm. Những người kiểm soát tốt thời gian sáng sớm của mình thường không bao giờ kém cỏi cả.

Cầu thủ bóng rổ Kobe Bryant đã từng nói:

Bạn có biết 4 giờ sáng ở Los Angeles như thế nào không? Đã hơn 10 năm trôi qua, bóng tối trên khắp các đường phố tại Los Angeles vẫn không hề thay đổi. Nhưng tôi đã rèn luyện được một thể phách cường mạnh. Trở thành một vận động viên bóng rổ có tỷ lệ đưa bóng vào rổ cao.

Nhà văn Nhật Bản Murakami Haruki đều thức dậy vào lúc 4 giờ sáng mỗi ngày. Pha cà phê, ăn điểm tâm xong liền lập tức bắt tay vào công việc sáng tác. Đúng 10 giờ tối đi ngủ.

Dù buổi tối ngày hôm trước đi ngủ sớm hay ngủ muộn. Lý Gia Thành đều sẽ thức dậy vào đúng 5 giờ sáng ngày hôm sau.

2, Vận động

Vận động giúp chúng ta càng tự giác hơn. Càng dễ kiểm soát cuộc sống của chính mình. Xét từ góc độ khoa học, vận động giúp tăng cường tuần hoàn máu. Kích thích hệ thần kinh giao cảm, từ đó nâng cao sự tập trung, chú ý hơn.

Hầu hết những người tự giác đều có thói quen vận động. Tổng giám đốc điều hành Apple Tim Cook thường xử lý hết tất cả các e-mail được gửi đến vào sáng sớm. Sau đó, ông sẽ tạm gác công việc lại và bắt đầu rèn luyện sức khỏe.

Tổng giám đốc điều hành Facebook Zuckerberg hàng ngày dù có bận thế nào cũng đều sẽ dành thời gian chạy bộ. Nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett, dù đã gần 90 tuổi những hàng ngày đều kiên trì trên chiếc máy chạy bộ 1 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, ông còn lui tới phòng tập Gym 3 lần mỗi tuần.

Đối với những người không có nền móng vận động. Cần phải bắt đầu theo tuần tự và phải biết tự lượng sức mình. Có thể bắt đầu từ việc đi nhanh, sau đó là chạy bền. Đợi sau khi đã quen và thành thục sẽ chuyển sang chạy nhanh. Nâng dần khoảng cách chạy, cho tới khi hình thành thói quen.

Đừng để bản thân cảm thấy không thoải mái hay có áp lực với những việc mà mà mình cần phải kiên trì.

>> 9 thói quen đơn giản mà những người thành công vẫn làm mỗi ngày

3, Xây dựng mục tiêu

Xây dựng cho mình một mục tiêu nhỏ. Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm phải làm những việc gì? Đạt được mục tiêu gì? Chỉ khi có mục tiêu, bạn mới có thể dự tính trước được mọi thứ. Làm việc sẽ tập trung và nhẫn nại hơn.

Khi bạn hoàn thành từng những mục tiêu mà mình đã đặt ra. Trong lòng bạn sẽ cảm thấy vô cùng thành công, hãnh diện, hài lòng và thỏa mãn.

4, Thoát ra khỏi vùng an toàn

Tự giác chính là việc ép mình phải thoát ra khỏi vùng an toàn vốn có. Tìm kiếm một con người khác của chính mình. Chỉ khi tự giác, bạn mới có thể sống được như những gì mà bạn mong muốn.

M.Scott Peck trong cuốn sách “The Road Less Traveled” đã viết: “Tự giác là công cụ nền tảng giúp chúng ta giải quyết mọi vấn đề trong cuộc đời. Không có tự giác, chúng ta sẽ không thể giải quyết được vấn đề gì.

Muốn tự giác, bạn cần phải chủ động thoát ra khỏi vùng an toàn. Dũng cảm thử thách chính mình, hạn chế mình và quy phạm chính mình.

5, Rời xa những thứ mê hoặc xung quanh bạn

Tự giác cần phải xa rời mê hoặc. Chứ không phải chống lại mê hoặc. Ví dụ, một người muốn giảm cân, có thể thông qua việc kiểm soát ăn uống để kiểm soát nhiệt lượng. Nhằm đạt mục đích giảm cân, chứ không phải là chống lại đồ ăn ngon.

Khi chúng ta đang tập trung vào công việc. Hãy rời xa chiếc điện thoại. Xa rời tất cả các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới công việc của chúng ta.

6, Tự thưởng cho mình

Khi chúng ta hoàn thành một nội dung công việc nào đó. Hãy tự thưởng cho mình một cách phù hợp. Ví dụ như nghe nhạc, đi dạo, uống cà phê. Khi hoàn thành một nhiệm vụ nào đó tương đối lớn. Có thể tự thưởng cho mình một bữa ăn ngon…

Có như vậy, chúng ta mới có càng nhiều động lực hơn để hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo.

7, Tự khích lệ bản thân

Không ngừng khích lệ chính mình. Hãy tự nói với chính mình rằng bạn muốn gì? Bạn còn cách mục tiêu bao xa?… Thông qua việc không ngừng tự hỏi tự đáp để tự khích lệ bản thân.

Khi gặp phải khó khăn muốn từ bỏ. Hãy thử tưởng tượng bộ dạng của bạn sau khi thành công. Bạn đột nhiên có thể sẽ có nhiều động lực hơn…

Tự giác là một quá trình nhiệm vụ nặng nề và xa xôi. Không thể giải quyết trong chốc lát. Nó cần tới sự kiên trì và gìn giữ trong thời gian dài. Dần dần, khi tự giác trở thành thói quen, bạn sẽ không còn thấy bị gò bó. Thay vào đó, bạn sẽ cảm thấy mình trở nên lớn mạnh hơn.

“Hãy chinh phục tất cả những nhược điểm của mình. Đó chính là một sự bắt đầu vĩ đại”. Nếu không cam tâm sống một cuộc sống tầm thường. Không muốn bận rộn cả đời mà không thu được kết quả gì. Vậy thì hãy bắt đầu tự giác ngay từ ngày hôm nay. Càng tự giác càng thành công…

Trả lời