Sau mô hình kinh doanh trà sữa, mô hình kinh doanh trà chanh đang được nhiều người khai thác và mở rộng. Sự phổ biến của trà chanh không chỉ dừng tại những thành phố lớn, mà còn trải dài về nhiều địa phương.
Anh Nguyễn Văn Khương tại Hà Nội đã mở một quán trà chanh ở Kim Giang với vốn đầu tư khoảng 300-400 triệu đồng. Theo anh chia sẻ, số tiền đầu tư này chỉ bằng một nữa so với đầu tư kinh doanh trà sữa nhượng quyền của các thương hiệu nổi tiếng hoặc kinh doanh quán café. Nếu kinh doanh ổ định, khoảng từ 4-7 tháng, chủ kinh doanh có thể thu hổi lại vốn.
Hai đặc điểm của mô hình kinh doanh trà chanh cần lưu ý đó là nên chọn thương hiệu quen thuộc với khách hàng và vị trí kinh doanh phải có vỉa hè. Đây là hai yếu tố để khách hàng tìm đến quán trà chanh của bạn.
>> Hiểu sâu hơn về những bất ổn trong kinh doanh nhượng quyền (xu hướng không dễ để làm)
Quán trà chanh của Anh Khương hoạt động từ tháng 09/2019, doanh thu hiện tại khoảng 350-400 triệu đồng/tháng. Nếu như những mô hình kinh doanh đồ uống thường sẽ vắng khách dẫn đến doanh thu giảm vào trời rét thì quán trà chanh của anh Khương vẫn có thu nhập khoảng 300 triệu vào những ngày này. Khách hàng vẫn mắc áo ấm và ngồi ngoài vỉa hè để thưởng thức trà chanh.
Cũng như trà sữa, trà chanh đang là xu hướng. Và nhiều người kinh doanh quyết định chạy theo mô hình này chỉ vì lợi nhuận. Để phát triển lâu dài và bền vững, người kinh doanh cần lên kế hoạch và có tầm nhìn. Không nên chạy theo xu hướng.