Xu hướng kinh doanh cửa hàng chuỗi dược phẩm, thuốc

Xu hướng kinh doanh cửa hàng chuỗi dược phẩm, thuốc

Hiện tại, có thể nói Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với nhiều lĩnh vực. Trong đó phải kể đến là thị trường kinh doanh dược phẩm, thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người.

Dân số Việt Nam đạt gần 100 triệu dân, ngoài nhu cầu chi tiêu hằng ngày, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cũng sẽ tăng lên. Theo IMS Health – một hãng nghiên cứu thị trường, mức độ chi tiêu của người dân Việt Nam sẽ tăng lên 50 USD/năm (khoảng hơn 1 triệu đồng) vào năm 2020 dành cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Cho thấy tiềm năng rất lớn của xu hướng kinh doanh này tại Việt Nam.

Hãng nghiên cứu thị trường IBM đưa ra dự báo, quy mô của thị trường kinh doanh thuốc, dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người tại Việt Nam sẽ đạt mức khoảng 7,7 tỷ USD (hơn 184 tỷ đồng) vào năm 2021 và khoảng 16,1 tỷ USD (gần 290 tỷ đồng) vào năm 2026, tốc độ tăng trường kép đạt 11% (VND).

>> Cách người đàn ông thích chơi Tenis trở thành người giỏi đầu tư, biết tận dụng đồng tiền để kiếm tiền khôn ngoan nhất phố Wall

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã nhập khẩu 1,52 tỷ USD dược phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2018. Tầng lớp trung lưu, giàu có tại Việt Nam là những đối tượng quan tâm nhiều đến vấn đề chăm sóc sức khỏe.

Sức hấp dẫn của thị trường này đã khiến nhiều doanh nghiệp trong nước cũng nhảy chân vào kinh doanh dược phẩm như Thế giới di động đầu tư vào nhà thuốc An Khang, Vingroup cũng khai trường nhiều cửa hàng thuốc ở Hà Nội… các thương hiệu đến từ Nhật, Mỹ, Đức cũng không bỏ lỡ cơ hội này.

Trả lời