Dữ liệu và cơ hội: Thị trường hậu cần của thương mại điện tử

Dữ liệu và cơ hội: Thị trường hậu cần của thương mại điện tử

Thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với quy mô 15 tỷ đồng vào năm 2025, thu hút hơn 42 triệu khách hàng vào năm 2021. Sẽ có hơn 60% dân số Việt Nam sử dụng thương mại điện tử để mua bán hàng hóa. Tốc độ phát triển đạt mức 43% trong giai đoạn 2015-2025.

Thương mại điện tử phát triển, kéo theo đó là những ngành dịch vụ hậu cần cũng có cơ hội. Đó là các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển, kho bãi, kênh phân phối, bán lẻ…

Các sàn thương mại điện tử cạnh tranh khốc liệt để có thể giúp khách hàng của mình có những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất thông qua việc vận chuyển nhanh, giao hàng nhanh. Tuy nhiên, hệ thống hậu cần, logistics của Việt Nam đnag còn rất yếu. Các công ty trong hệ thống này còn hoạt động riêng lẻ, chất lượng kho bãi chưa đáp ứng được nhu cầu của một thị trường thương mại điện tử đang lớn mạnh mỗi ngày như thế này.

>> Khởi nghiệp kinh doanh với các ý tưởng Beverage ( xu hướng chuyển dịch của kinh doanh đồ uống)

Từ đó, việc đầu tư cho dịch vụ hậu cần và logistics được đẩy mạnh ở nhiều địa phương. Tại thành phố Hồ Chí Minh, ngành logistics sẽ trở thành dịch vụ mũi nhọn được đầu tư, dự báo tốc độ tăng trưởng đạt 15-20%, đóng góp từ 8-10% GDP.

Để phát triển bền vững và mở rộng hơn nữa, các công ty trong ngành này cần có sự liên kết với nhau để nhằm nâng cao cả về quy mô và chất lượng của hệ thống dịch vụ hậu cần và logistics, đáp ứng được nhu cầu về kho bãi, vận chuyển cho thương mại điện tử.

Trả lời