Kinh doanh homestay đang là một trong những kênh đầu tư thu hút nhiều chủ đầu tư, đặc biệt là khối văn phòng.
Mô hình homestay phát triển mạnh tại Việt Nam trong khoảng 2 năm trở lại đây. Không chỉ ở những khu du lịch mới có homestay, mà ngay cả trong thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng cũng mọc lên rất nhiều homestay.
Đối tượng khách hàng hướng đến của những homestay mọc lên tại các thành phố lớn chủ yếu là những người sống tại đó, muốn tìm một nơi nghỉ ngơi, thư giản bên gia đình ở gần thành phố hoặc để thuê tổ chức tiệc. Ngoài ra, một lượng nhỏ du khách ghé đến thành phố cũng là một nhóm khách hàng thường xuyên.
>> Mô hình cá Hoàng tử trên đỉnh núi, ý tưởng độc đáo trở thành tỷ phú
Từ năm 2017 đến năm 2019, số homestay tại Hà Nội đã tăng gấp 4 lần, từ 3.000 cơ sở lên đến 11.000 cơ sở kinh doanh homestay.
Nhiều người làm văn phòng, công ty thường chọn kênh đầu tư này để tạo nguồn thu nhập thụ động. Với sự phát triển của internet, chi phí quảng cáo được giảm đáng kể và khả năng tiếp cận khách hàng cao hơn.
Chị Nguyễn Thị Hồng Vân đã đầu tư xây dựng một homestay tại đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội với số vốn 400 triệu đồng vào năm 2017. Sau khoảng 1,5 năm, chị đã thu hồi lại vốn. Nguồn thu mỗi tháng của chị đến từ việc kinh doanh homestay khoảng 100-150 triệu đồng, trừ các chi phí lãi khoảng 60-100 triệu đồng. Chị cũng đang mở rộng quy mô bằng việc xây dựng thêm 2 khu homestay khác.
Nhưng một lưu ý cho những bạn muốn đầu tư vào homestay đó là phải tìm hiểu kĩ, có kế hoạch kinh doanh. Vì thị trường này cạnh tranh rất lớn, nhu cầu và sự đòi hỏi của khách hàng cũng ngày càng cao.