Trà sữa là một trong những thức uống hót hiện nay, có thể nói đây là thức uống đại diện cho thế hệ Gen Z (những bạn trẻ sinh năm 1996 trở đi, có cơ hội tiếp cận với những thông tin, công nghệ từ khi còn nhỏ).
Mô hình kinh doanh trà sữa phát triển mạnh trong khoảng 5 năm trở lại đây. Cả nước có hơn 2.000 cửa hàng trà sữa và hơn 100 thương hiệu trà sữa đến từ nước ngoài cũng như từ những startup khác nhau.
Nhiều bạn trẻ chia sẻ rằng, mặc dù biết rằng uống trà sữa không tốt cho sức khỏe và vóc dáng của bản thân nhưng họ vẫn xem trà sữa như một thức uống theo thói quen. Đối tượng khách hàng chính của mô hình này chính là các bạn trẻ Gen Z. Đặc điểm và tâm lý của nhóm khách hàng này đó chính là thích sự mới lạ, độc đáo vì thế để có thể phát triển một mô hình trà sữa thu hút khách hàng, người kinh doanh phải có một sự sáng tạo, nghĩ ra được những ý tưởng mới lạ để gây chú ý được với nhóm khách hàng này.
>> Cơ hội kiếm tiền: Bánh mỳ Việt Nam kiếm được nhiều tiền hơn so với Burger nước ngoài
Ngoài ra, một điều cần lưu ý khi lựa chọn mô hình này đó là nguồn tài chính. Đã có rất nhiều cửa hàng trà sữa mở ra nhưng cũng nhanh chóng đóng cửa ngay sau đó. Lý do lớn nhất đó là không đủ chi phí để xoay vòng vốn và không có đủ tiền để phát triển cửa hàng.
Một quán trà sữa ngoài hương vị thơm ngon, có món trà sữa đặc biệt thì việc chọn địa điểm kinh doanh thuận lợi, khâu trang trí thiết kế vô cùng quan trọng. Những yếu tố này sẽ cần bạn có một khoản tài chính đủ để thực hiện, duy trì và phát triển mô hình của mình