Dữ liệu và cơ hội: Tiềm năng, định hướng kinh doanh Mỹ phẩm thời đại mới

Dữ liệu và cơ hội: Tiềm năng, định hướng kinh doanh Mỹ phẩm thời đại mới

Mức sống của người dân Việt Nam đang dần tăng cao, nhu cầu của mỗi người cũng thay đổi nhiều hơn. Ngày nay, không chỉ phụ nữ mà cả đấng mày râu đều rất quan tâm đến  nhu cầu làm đẹp, chăm sóc cho vẻ bề ngoài của mình, mở ra cơ hội kiếm tiền trong thị trường mỹ phẩm.

Theo nghiên cứu của  Mintel – một công ty nghiên cứu thị trường đã đưa ra kết quả cho thấy thị trường Việt Nam hiện có giá trị khoảng 2,3 tỷ USD, là một thị trường tiềm năng thu hút nhiều nhà đầu tư trong ngành làm đẹp. Ngoài ra, Hơn 33 triệu dân số thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2020 tại Việt Nam sẽ là nguồn khách hàng cho các sản phẩm làm đẹp này.

>> Kế hoạch của người con, kiếm được 1.2 tỷ mỗi tháng mà Bố mẹ không hề biết: “Tiền có ở mọi nơi, không ai dạy bạn phải làm gì để có Tiền, nhưng nếu bắt đầu bạn sẽ kiếm được tiền”

Tuy nhiên, tại thị trường mỹ phẩm Việt Nam, các doanh nghiệp và thương hiệu nước ngoài chiếm đến 90% thị phần, mà trong đó dẫn đầu thị trường là các thương hiệu đến từ Hàn Quốc với 30%, các thương hiệu đến từ Châu Ấu (EU) chiếm 23%, Nhật Bản chiếm 17%, Thái Lan chiếm 13, Mỹ 10%, các nước khác 7%. Các doanh nghiệp, thương mại trong nước chỉ chiếm có 10% và chủ yếu nằ ở phân khúc mỹ phẩm giá rẻ.

Người tiêu dùng Việt có tâm lý ưa chuộng mua sản phẩm ngoại nhập hơn, và đối với mặt hàng mỹ phẩm cũng vậy. Vì thế các doanh nghiệp, thương hiệu Việt Nam rất khó để cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng từ nước ngoài.

Cho nên, có thể nói cơ hội này rất thuận lợi cho các doanh nghiệp, thương hiệu Mỹ phẩm từ nước ngoài nhảy chân vào Việt Nam.

Trả lời