Bạn có tin không, căn nhà trị giá bạc tỷ của bạn chỉ là một cái bể chứa nước?

Tại sao lại nói như vậy? Điều này phải bắt đầu từ lạm phát. Nói đến lạm phát không thể không nhắc tới tiền tệ. Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đồng đô la Mỹ xác lập vị trí bá chủ. Mậu dịch thương mại toàn cầu thanh toán đều bằng đô la Mỹ.

Đô la Mỹ móc nối với vàng bạc, trở thành đồng tiền mạnh (Hard Currency). Chỉ cần nước Mỹ in tiền giấy là chúng ta cũng phải in theo.

Nếu không in, người dân toàn cầu sẽ phải cùng nhau tiêu hóa hết số tiền mà nước Mỹ in nhiều hơn kia. Đây được gọi là sản lượng tiền tệ. Đây chính là ưu thế khi trở thành tiền tệ quốc tế.

Do vậy, chúng ta không những phải in tiền giấy. Mà còn phải in nhiều hơn Mỹ. Nhưng số tiền in nhiều đó, chúng ta lại không thể lôi kéo người dân toàn cầu tiêu thụ giống như là Mỹ. Do vậy, chúng ta chỉ còn cách tự lạm phát để giải quyết. Vật giá bắt đầu leo thang, lạm phát cũng dần xuất hiện.

Lạm phát vừa phải còn được. Nhưng nếu tiền tệ lưu thông trên thị trường quá nhiều. Sẽ khiến vật giá leo thang mạnh, ảnh hưởng đến dân sinh. Gây lạm phát ác tính.

Vậy làm thế nào để giải quyết số tiền tệ phát hành dư thừa này? Nhiều người nghĩ ra cách đó là đào một bể tích nước. Đầu cơ tích trữ số tiền phát hành dư thừa này vào trong đó.

Không cho nó lưu động, không cho nó đi vào thị trường dân sinh. Không ảnh hưởng đến những nhu yếu phẩm cơ bản trong sinh hoạt cuộc sống như: gạo, muối, mắm…Nhằm để ổn định vật giá.

>> Kinh nghiệm hốt bạc, kiếm tiền tỷ trước tuổi 30

Giá nhà leo thang, hiệu suất tích trữ của “bể chứa nước” cũng ngày càng cao. Sau cùng số tiền phát hành dư thừa đầu cơ tích trữ cũng ngày càng nhiều.

Nhưng giá nhà cũng sẽ ảnh hưởng dân sinh. Nếu giá nhà liên tục leo thang, đại đa số người dân sẽ không thể mua nổi nhà. Như vậy sẽ tạo thành rất nhiều vấn đề xã hội.

Do vậy, biên độ leo thang của giá nhà phải được kiểm soát. Đồng thời phải tăng cường thêm kiến thiết nhà ở mang tính phúc lợi. Để mọi người ai cũng có cơ hội nhà ở.

Nếu giá nhà giảm mạnh, kinh tế sụp đổ, nợ xấu ngân hàng không ngừng tăng lên. Dẫn tới hậu quả ngân hàng đóng cửa. Nhiều ngành nghề doanh nghiệp cũng sẽ phải phá sản theo.

Điều này gây ra một lượng lớn thất nghiệp, xã hội bảo loạn…Do vậy, giá nhà không thể giảm đột ngột quá nhanh, biên độ giảm phải được kiểm soát.

Dù tăng hay giảm biên độ giá nhà luôn phải nằm trong biên độ có thể kiểm soát được. Đến đây thì bạn đã hiểu lý do vì sao nhà ở của bạn chỉ là một bể tích trữ rồi chứ?

Còn một vấn đề nữa đó là tại sao không thu thuế của bên sở hữu mà lại thu thuế giao dịch? Rất nhiều chủ sở hữu đồng loạt bán nhà đất (bán cao trào). Dẫn tới hiện tượng giao dịch thị trường tăng mạnh. Khiến lưu thông tiền tệ trên thị trường lại tăng mạnh. Tạo thành lạm phát. Do vậy không thể thu thuế của bên sở hữu mà chỉ có thể thu thuế trong giao dịch.

Làm như vậy, vừa không ảnh hưởng tới nhu cầu nhà đất, lại vừa có thể giảm thiểu giao dịch. Ngưng tụ số tiền thừa bằng bê tông cốt thép. Không thể đổi thành tiền mặt. Khiến tiền của bạn trở thành tài sản trên giấy tờ.

Trả lời