Những thói quen xấu nên bỏ trong cuộc sống và cách khắc phục

Những thói quen xấu nên bỏ trong cuộc sống và cách khắc phục

Chủ đề hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận về Những thói quen xấu nên bỏ trong cuộc sống và cách khắc phục. Mời các bạn cùng đón đọc.

1, Thói quen xấu nên khắc phục: trễ giờ

Trễ giờ có thể nói là thói quen nhiều người Việt mắc phải nhất. Chính vì ai cũng trễ giờ, sử dụng giờ cao su nên khiến cho những người khác cũng mặc nhiên nghĩ rằng đó là điều hiển nhiên, ai cũng trễ giờ nên mình trễ giờ cũng không sao cả. Nhưng thực ra đây là một thói quen vô cùng xấu của người Việt ta.

Trễ giờ khiến cho đối phương cảm thấy khó chịu, không được tôn trọng. Nếu trong kinh doanh hay một việc quan trọng nào đó, bạn có thể mất đi cơ hội vì sự thiếu chuyên nghiệp trong cách làm việc của mình đó là trễ giờ. Việc đi sơm hay muộn cũng phản ánh phong cách sống, làm việc và thái độ của bạn đối với đối phương.

Chúng ta ai cũng không thích phải chờ đợi. Cho nên nếu bạn không thích phải chờ người khác thì cũng đừng để người khác phải chờ mình. Hãy tập thói quen chuẩn bị mọi thứ trước cuộc hẹn để đến giờ bạn không phải loay hoay. Luôn luôn đến sớm trước giwof hẹn từ 5 đến 10 phút. Không phải cứ đến đúng giờ hẹn gọi là đúng giờ, mà nên đến sớm hơn vài phút nhé!

2, Chen lấn, xô đẩy là thói quen xấu bạn nên bỏ ngay

Nhắc đến thói quen xấu này, chúng ta phải khâm phục đức tính kiên nhẫn và thói quen tuyệt vời của người Nhật đó là xếp hàng bất cứ đâu. Chính văn hóa này của người Nhật đã lan rộng ra toàn thế giới và hình thành những hành động tốt đẹp hơn.

Tuy vậy, thói quen xếp hàng tại Việt Nam vẫn còn rất ít. Mọi người đi siêu thị, đợi xe bus hay đợi ở ga tàu,.. lúc nào cũng chen lấn để mình được đi trước. Ai cũng chen chen lấn lấn khiến cho mọi việc càng rối hơn và không thể giải quyết nhanh hơn được. Do vậy, đây là thói quen xấu chúng ta nên bỏ và học cách kiên nhẫn như người Nhật.

Bạn có thể bắt đầu bằng việc dù đến nơi nào đông người cũng tự giác xếp hàng, không chen lân. Mặc dù có thể hơi lâu, hoặc nhiều người vẫn chen lấn nhảy lên trước bạn, bạn có thể nhẹ nhàng nhắc nhở họ. Khi tất cả mọi người đều đang xếp hàng thì nếu có một người muốn chen lấn họ sẽ phải cảm thấy tự xấu hổ về hành động của mình. Ý thức tập thể sẽ làm thay đổi ý thức của một cá nhân.

3, Thói quen lúc nào cũng than thở, phàn nàn không hề tốt tí nào và cách khắc phục

Cuộc sống có rất nhiều điều, nhiều sự việc xảy ra và nó không phải lúc nào cũng màu hồng. Có những lúc chúng ta như cảm thấy cả thế giới quay lưng lại với mình, làm việc gì cũng không suôn sẻ. Có những người sẽ xem đó là bài học, là động lực để cố gắng hơn. Nhưng cũng có những người suốt ngày than phiền, phàn nàn.

Đến công ty làm việc bị Sếp mắng, bạn cứ than thở môi trường làm việc áp lực, phàn nàn vì Sếp khó tính. Thứ nhất, than thở hay phàn nàn cũng không khiến bạn tốt hơn được. Thứ hai, mỗi người đều có những việc các nhân riêng đã đủ muộn phiền nên không ai muốn nghe thêm chuyện của bạn để thêm mệt. Thứ ba, tại sao bạn lại không nghĩ về lý do mình bị Sếp mắng, không tự khắc phục và điều chỉnh bản thân tốt hơn để không bị Sếp mắng nữa.

Chúng ta lúc nào cũng thích đổ lỗi cho người khác, thích than phiền, phàn nàn và dần nó trở thành một thói quen không hề tốt tí nào. Hãy học cách lắng nghe, đón nhận cuộc sống và thay đổi bản thân để tốt hơn. Nếu như trước đây lúc nào bạn cũng than vãn, thì bây giờ hãy cố gắng kìm chế sự than vãn của mình lại bằng cách viết ghi nhớ trên điện thoại, hay vào tay, hay tờ giấy ghi nhớ để mỗi lần chuẩn bị than vãn bạn lại nhìn thấy và tự nhắc nhở bản thân không nên than vãn nữa.

Thói quen xấu không phải cứ nói bỏ là bỏ được. Chúng ta cần thời gian và nghiêm khắc hơn với bản thân để khắc phục nó tốt hơn.

4, Đừng trở thành một người không có chính kiến, hay a dua theo phong trào

Đừng tự biến mình thành một người không có chính kiến, ai nói gì cũng nghe và “sao cũng được”. Khi được hỏi về một vấn đề nào đó, hãy tự nói lên suy nghĩ của bản thân. Có thể ý kiến của bạn không được mọi người nhất trí nhưng ít ra bạn đã dám nói lên suy nghĩ của mình chứ không phải phó mặc cho người khác quyết định.

Chính người hỏi họ cũng cảm thấy rất khó chịu nếu bạn không nêu ra ý kiến mà chỉ “sao cũng được”. Do vậy, hãy luôn nêu ra suy nghĩ, ý kiến của bản thân mỗi khi được hỏi.

>> 10 Thói quen của người giàu-giới siêu giàu

5, Học cách nói lời cảm ơn, xin lỗi

Nhiều người cảm thấy ngại khi phải nói lời xin lỗi hay cảm ơn. Từ đó, họ không sử dụng  “cảm ơn, xin lỗi” nhiều trong giao tiếp nữa. Một phần lý do có lẽ là vì mọi người đặt nặng quá hai từ xin lỗi và cảm ơn, nên khi phải nói những câu như vậy lại cảm thấy gánh nặng, ngại ngùng và không dám nói ra.

Thực chất, cảm ơn và xin lỗi cũng như như từ ngữ, câu nói bình thường hằng ngày bạn hay sử dụng. Nói xin lỗi không có nghĩa là bạn mắc lỗi thật lớn mới nói xin lỗi, mà đó có thể là việc bạn làm rớt cây bút của người bạn cùng bàn. Nói cảm ơn cũng không có nghĩa là đối phương làm một việc hết sức to lớn đối với bạn nên bạn cần cảm ơn, mà đó có thể là việc người bạn cùng bàn nhặt hộ bạn cây bút.

Nếu ngại nói ra, hãy tập từ từ. Cảm ơn và xin lỗi là hai câu nói mình nghĩ chúng ta nên nói nhiều hơn trong cuộc sống. Lời nói chẳng mất tiền mua, nhưng nó có thể mang lại rất nhiều giá trị. Hãy thường xuyên sử dụng cảm ơn và xin lỗi nhiều hơn trong giao tiếp hằng ngày. Đến một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy không còn ngại mà thay vào đó là thói quen nói cảm ơn, xin lỗi và cảm thấy rất bình thường đối với điều đó.

6, Nếu bạn có thói quen hứa xuông thì hãy học cách thay đổi

Lời hứa rất quan trọng, nó cũng là cách thể hiện bạn có giữ chữ tín, giữ lời hứa hay không. Khi người được nhận lời hứa họ sẽ cảm thấy rất trông chờ và tin tưởng vào lời hứa đó. Nên nếu bạn thất hứa sẽ khiến cho họ hụt hẫng và không còn tin tưởng vào bạn nữa.

Đừng bao giờ hứa xuông, hứa cho vui. Lời hứa chứa đựng rất nhiều điều. Cho nên nếu bạn lúc nào cũng hứa xuống thì điều đó chỉ khiến cho bạn không còn ai tin tưởng và thân thiết với bạn nữa. Hãy bỏ thói quen hứa xuông, thay vào đó, mỗi khi hứa với bất kỳ ai điều gì hãy thực hiện nó. Khi ra lời hứa, cũng nên suy nghĩ về khả năng mình có thể hoàn thành được lời hứa đó hay không.

7, Thói quen bận rộn mỗi ngày không những ảnh hưởng đến các mối quan hệ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn

Nhiều người lúc nào cũng cố gắng làm cho bản thân mình trở nên bận rộn. Việc bận rộn khiến cho bạn mất dần đi các mối quan hệ xung quanh vì bạn quá bận để gặp họ. Bận rộn cũng làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu bạn không biết cách chăm sóc bản thân mình.

Hãy sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi của bản thân khoa học hơn. Nên lên kế hoạch làm việc mỗi ngày, phân chia các khoảng thời gian và luôn có thời gian chăm sóc cho bản thân, gặp gỡ mọi người. Đừng ôm hết tất cả mọi việc vào người để khiến mình bận rộn. Và đừng bao giờ than vãn “tôi rất bận!”

Trả lời