Câu chuyện khởi nghiệp là vấn đề nan giải của nhiều bạn trẻ hiện nay, họ loay hoay với những dự định mục tiêu của mình. Thậm chí, đã có ý tưởng nhưng không biết nên bắt đầu, nên làm như thế nào. Vậy thì, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phần nào.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành- trường Chính sách công và quản lý Fulbright thì với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, những nước có nền kinh tế thua kém như Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển mà không cần phải nhất nhất đi theo một lộ trình cụ thể như hàng chục năm trước đây. Tuy nhiên muốn làm được việc này, nhà nước cần phải có những chính sách sao cho tập trung được các doanh nghiệp lại với nhau thành một cụm, có cùng vị trí địa lý và trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực. Đây là những cụm ngành đổi mới (innovation clusters) với nòng cốt là các doanh nghiệp công nghệ. Cũng theo tiến sĩ, muốn phát triển tốt cụm ngành này cần có 4 nhân tố đó là, Điều kiện nhân tố, Điều kiện cầu, Bối cảnh cạnh tranh, Thể chế hỗ trợ.
Về điều nhân tố cần đảm bảo được các yếu tố, yếu tố nhân nhân lực, yếu tố cơ sở hạ tầng và yếu tố tài chính. Đây đều là những yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất cho mỗi doanh nghiệp nếu muốn phát triển, và vì thế các cụm doanh nghiệp cũng không thể thiếu. Chúng ta cần đổi mới trong cách đào tào nguồn nhân lực, thay đổi từ chính bản thân người dạy và người học, cơ sở hạ tầng cần được đầu tư kết nối và nhà đầu tư là sự kết nối của doanh nghiệp đầu tư bất động sản và doanh nghiệp công nghệ. Và chúng ta cần một chính sách tài chính rộng mở và thông thoáng và được tự do trong một mức độ nào đó để các quỹ đầu tư có thể hoạt động.
Về bối cảnh cạnh tranh. Thị trường công nghệ hiện nay chia thành 2 nhóm chính. Một là những startup nhỏ bé, bắt đầu từ con số 0, đang nỗ lực vươn mình, một là những doanh nghiệp lớn, đã gây dựng được sự nghiệp từ lâu, có uy tín và vị thế trong ngành. Chúng ta phải làm sao để có thể tạo điều kiện được cho cả 2 nhóm ngành này. Tạo ra những chính sách, hỗ trợ thông thoáng hơn tạo động lực cho người trẻ khởi nghiệp, và tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp.
Thế chế hỗ trợ chính là nhà nước cần tạo ra được một khung pháp lý phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Thức tế cho thấy, khi doanh nghiệp phát triển họ sẽ sản sinh ra thêm những mô hình kinh doanh mới và chúng ta không thể áp đặt những thể chế cũ lên những cái cũ. Vì thế, việc xây dựng một khung pháp lý mới áp dụng cho những mô hình mới này là cần thiết.