Toàn Bộ Thế giới hiện nay có bao nhiêu Tiền? và bao nhiêu tài sản

Trong 10 năm tới, 6 ngân hàng trung ương lớn nhất trên toàn cầu sẽ in bao nhiêu đồng tiền giấy?

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về vấn đề “Tiền” và “Tài sản” trên thế giới!

1, Tiền

Dưới đây là những số liệu mà tôi có được thông qua IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), BIS (Ngân hàng thành toán quốc tế) và nhiều nguồn khác để làm thành một biểu đồ kim tự tháp ngược về các tầng lớp “Tiền” và “Tài sản” khác nhau trên toàn cầu (so sánh giữa năm 2017 và 2018).

1, Phần đáy dưới cùng của biểu đồ kim tự tháp ngược là đồng tiền cơ sở (Base currency) mà các ngân hàng trung ương tạo ra.

Đây là tầng lớp đầu tiên của tiền tệ, với tổng số tiền trên toàn cầu hiện tại tương đương với khoảng 25 nghìn tỷ đô la Mỹ. Trong đó 6 ngân hàng trung ương lớn của Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh và Thuỵ Điển đã in hơn 20 nghìn tỷ đô la Mỹ.

2, Lên trên tầng đáy 1 tầng là đồng tiền mở rộng do đồng tiền mạnh (High-powered money) phái sinh, tương đương với khoảng 96 nghìn tỷ đô la Mỹ.

Trong đó 5 ngân hàng trung ương lớn của Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và Anh chiếm tới 70 nghìn tỷ đô la Mỹ, chỉ riêng Trung Quốc chiếm tới hơn 27 nghìn tỷ đô la Mỹ.

3, Tầng tiếp theo phía trên đó là tổng lượng trái phiếu tín dụng phát hành trên toàn cầu, khoảng 110 nghìn tỷ đô la Mỹ. Về lý luận mà nói, số trái phiếu này đều có thể mang ra để thế chấp và sử dụng trong hệ thống tài chính.

Trong đó, thị trường trái phiếu của Mỹ chiếm hơn 42 nghìn tỷ đô la Mỹ. Còn ba nền kinh tế lớn Trung Quốc, Châu Âu và Nhật Bản gộp lại là hơn 40 nghìn tỷ đô la Mỹ.

4, Lên trên tầng tiếp theo đó là tổng nợ toàn cầu. Trong đó đã bao gồm nợ của cả các doanh nghiệp kinh tế thực thể, tổ chức tài chính.

Tổng quy mô vào khoảng 247 nghìn tỷ đô la Mỹ, trong đó 5 nền kinh tế lớn Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và Anh gộp lại chiếm trên 80%.

Những món nợ này cũng có thể coi là tiền để chuyển nhượng và thế chấp ở trên một mức độ nào đó.

5, Tầng trên cùng là “Tiền” lớn nhất, là phái sinh của các loại tài sản như trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản, vay vốn tín dụng…có thể giao dịch, có thể coi là tài sản tiền. Tổng giá trị của nó là 544 nghìn tỷ đô la Mỹ.

Đó là 5 tầng lớp “Tiền” mà tôi đã tổng kết được.

Một vấn đề đáng được quan tâm ở đây đó là:

GDP toàn cầu năm 2017 là 76 nghìn tỷ đô la Mỹ, bằng khoảng 3 lần tổng số lượng tiền mặt mà ngân hàng trung ương của các nước in được (25 nghìn tỷ đô la Mỹ).

GDP toàn cầu năm 2007 là 58 nghìn tỷ đô la Mỹ, gấp 14.5 lần tiền cơ sở hiện tại là 4 nghìn tỷ đô la Mỹ.

Điều này ít nhất cũng đủ để chứng minh một điều rằng: 10 năm gần đây, các ngân hàng mẹ sản xuất in quá nhiều tiền. Nếu như các ngân hàng in tiền để kích thích nền kinh tế thì hiện giờ hiệu ứng biên khi in 1 đô la Mỹ đối với sự tăng trưởng kinh tế đã ngày càng thấp và cũng không thể tiếp diễn!

>> “Kiếm tiền có môn Pháp”, không hiểu vĩnh viễn ta sẽ ở tầng đáy của Xã hội

2, Tài sản

Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau quan sát các loại tài sản có thể đầu tư và quy mô của nó trên toàn cầu

Chúng ta thường cho rằng các loại tài sản lớn bao gồm bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu, vàng , các loại hàng hóa tổng hợp (bao gồm các loại ngũ cốc, các loại năng lượng, kim loại…) và các loại tài sản khác (kim cương, đồ cổ…).

Ngoài các loại tài sản lớn truyền thống còn xuất hiện thêm các loại tài sản mới như tiền điện tử mã hóa cũng đã trở thành một loại tài sản quan trọng.

Theo các số liệu có liên quan đã thu thập được, quy mô của các loại tài sản lớn trên toàn cầu cụ thể như sau (đơn vị tính đều là đô la Mỹ-USD).

1, Bất động sản

Cuối năm 2017, tổng giá trị bất động sản toàn cầu là 281 nghìn tỷ đô la Mỹ, trong đó có nhà ở dân cư, đất kinh doanh thương mại và đất sản xuất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ lần lượt là 74:13:13.

2, Trái phiếu

Trái phiếu là hình thức vay mượn tiêu chuẩn, nó cũng có thể là một loại tiền và  cũng có thể là một loại tài sản. Tổng giá trị tài sản của nó như đã nói ở trên là khoảng 110 nghìn tỷ, trong đó trái phiếu do chính phủ các nước phát hành đã vượt quá 60 nghìn tỷ đô la Mỹ, chiếm tỷ lệ 50%.

3, Cổ phiếu

Tính đến cuối năm 2017, tổng giá trị thị trường của thị trường cổ phiếu toàn cầu là khoảng 78 nghìn tỷ đô la Mỹ, tương đương với mức GPD toàn cầu. Trong đó chỉ riêng Mỹ đã chiếm khoảng 30 nghìn tỷ đô la Mỹ.

3, Vàng bạc

Quy mô tổng tài sản vào khoảng 8 nghìn tỷ đô la Mỹ, trong đó 95% trở nên đều là giá trị thị trường vàng.

4, Hàng hóa tổng hợp

Hàng hóa tổng hợp là các loại sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp và người dân tiêu dùng. Thông thường chúng không được coi là một loại đầu tư, nên khó có thể tìm thấy và thống kê được quy mô tổng thể của nó.

Nếu đánh giá theo sản lượng 1 năm của hàng hóa tổng hợp đối với quy mô thị trường của nó thì có thể khẳng định một điều rằng, hàng hóa chiếm tỷ lệ cao nhất trong quy mô thị trường hàng hóa tổng hợp đó chính là dầu thô.

Lượng tiêu dùng ngày của nó lên tới 98 triệu thùng, theo giá bán dầu thô WTI hiện tại là 70 đô la Mỹ/thùng, tương đương với quy mô thị trường là 25 nghìn tỷ đô la Mỹ. Than và khí tự nhiên cũng gần tương đương với quy mô thị trường dầu thô.

Ngược lại sản lượng lương thực mỗi năm trên toàn cầu khoảng 2 tỷ tấn, nhưng tổng giá trị chỉ có khoảng 400 tỷ đô la Mỹ; Tổng giá trị bao gồm sản lượng 1 năm của các loại kim loại như gang thép, đồng, nhôm…là khoảng 450 tỷ đô la Mỹ.

5, Tiền điện tử mã hóa

Tính đến tháng 7 năm 2018, tổng giá trị thị trường của thị trường tiền điện tử mã hóa là khoảng 290 tỷ đô la Mỹ, trong đó Bitcoin chiếm tới gần một nửa thị phần.

6, Các loại tài sản khác

Tổng doanh thu của kim cương năm 2017 là 12 tỷ đô la Mỹ, doanh thu đấu giá công khai năm 2016 của các đồ cổ toàn cầu là 12 tỷ 400 triệu đô, tổng cộng không đến 30 triệu đô la Mỹ.

Quy mô các loại tài sản được thể hiện theo biểu đồ như sau (Không đánh giá tới các loại hàng hóa tổng hợp):

Tài sản lớn nhất trên toàn cầu là bất động sản, tổng quy mô cao tới 281 nghìn tỷ đô la Mỹ, cao hơn cả tổng sổ quy mô của các loại tài sản khác cộng lại.

Tổng giá trị gia tăng của bất động sản trong 3 năm gần đây cũng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, tổng giá trị ngành bất động sản năm 2016-2017 trên toàn cầu tăng nhanh, trong đó Trung Quốc có sự đóng góp lớn nhất.

Ba loại tài sản lớn chủ yếu đó là nhà đất, trái phiếu và cổ phiếu luôn có tốc độ tăng trưởng nhanh và vượt bậc so với tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới trong nhiều năm gần đây. Nhưng chỉ số giá tiêu dùng CPI mà chính phủ thể hiện lại có biến động rất nhỏ.

Liên tưởng tới việc trong 10 năm trở lại đây quy mô in tiền mặt của các ngân hàng trung ương tăng mạnh, điều này thể hiện rõ rằng, việc in tiền của các ngân hàng trung ương là để nâng cao giá bán tài sản. Trong đó nhà đất có lợi nhuận cao nhất, cổ phiếu sếp thứ 2 và tiếp theo là trái phiếu.

Cụ thể như sau:

Ngược lại vàng bạc luôn được coi là mặt hàng giá trị tiêu chuẩn từ hàng nghìn năm nay, khi được coi là một loại tài sản thì giá trị của nó trong 3 năm gần đây hầu như không có chút tăng trưởng nào.

Lẽ nào, các ngân hàng trung ương và cơ quan chính phủ có thể in tiền mãi được sao?

Lẽ nào các ngân hàng trung và chính phủ có thể khiến giá bán của các loại tài sản tín dụng như nhà đất, trái phiếu và cổ phiếu liên tục leo thang còn giá bán của các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày và vàng bạc lại luôn duy trì ở mức cũ?

Trả lời