Giới tỷ phú, nhà giàu trên thế giới sở hữu khối tài sản khổng lồ với cổ phiếu, tiền mặt, biệt thự, xe sang, bất động sản,…. là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, không như nhiều người vẫn nghĩ là số tài sản đó sẽ được quy đổi dưới nhiều hình thức khác nhau thì theo thông tin mới đây nhất, giới nhà giàu trên thế giới nắm 1/3 tài sản dưới dạng tiền mặt – đây được xem là một tỷ trọng khá cao.
Được biết, báo cáo này do ngân hàng Thụy Sỹ USB công bố, và chính ngân hàng này cũng đã đưa ra nhận định về con số này, họ cho rằng giới đầu tư giàu có trên thế giới đang tỏ ra quá thận trọng khi nắm giữ số tỷ trọng tiền mặt cao đến như vậy. Lấy thông tin từ báo cáo này, hãng tin Bloomberg cho biết thêm tiền mặt hiện chiếm 32% danh mục đầu tư của các cá nhân có giá trị tài sản cao.
Các chuyên gia cho rằng, tiền mặt sẽ là lựa chọn an toàn dành cho các chiến lược, kế hoạch kinh doanh có yêu cầu cao về mức độ thanh khoản, nhưng ở phương diện bền vững thì nó lại không an toàn chút nào, thậm chí là sẽ chứa nhiều rủi ro. Hiện nay, việc nắm giữ tiền mặt với tỷ trọng cao đang diễn ra trên toàn cầu, gần như tất cả các nhà đầu tư đều làm theo cách này như một việc bảo vệ cho tài sản của họ. Theo các chuyên gia, các nhà đầu tư nên thực hiện đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình bởi đây là thời điểm tốt, thời điểm mấu chốt cho họ dễ dàng thành công hơn bao giờ hết.
Được biết, hiện nay thị trường chứng khoán thế giới đã có một đợt tăng điểm mạnh từ đầu năm cho tới tuần trước. Thậm chí, vào tuần này do ảnh hưởng của tình hình đàm phán thương mại Mỹ-Trung bất ngờ chuyển xấu nên thị trường chứng khoán thế giới đang sụt giảm mạnh. Nhưng dù vậy, các nhà đầu tư vẫn duy trì và tiếp diễn việc nắm giữ lượng tiền mặt cao.
Bỏ ngoài tai về sự cảnh báo rằng các quỹ đầu tư ở châu Á ở thời điểm đó có sự phân bổ tài sản trong danh mục không phù hợp với một đợt tăng điểm vừa mới bắt đầu của thị trường chứng khoán. Điều này có thể dẫn đến sự bỏ lỡ sự phát triển mạnh mẽ của thị trường cổ phiếu.
Theo nhiều cuộc khảo sát, các nhà đầu tư đang tỏ ra khá lo lắng trước tình hình chính trị – kinh tế trên thế giới hiện nay, mối lo lớn nhất của các nhà đầu tư ở khu vực Mỹ Latin là lạm phát, ở châu Á là chiến tranh thương mại, và ở Mỹ là tình hình chính trị trong nước. Cũng trong cuộc khảo sát này, có 42% nhà đầu tư cho biết sẽ đầu tư thêm và 17% trong số đó có ý định giảm đầu tư.