Khi nhắc đến các sàn TMĐT ở trong nước, theo tổng kết vào quý I năm 2019 thì các sàn thương mại điện tử trong nước dẫn đầu bởi những cái tên là Tiki, Thế giới di động, Điện máy xanh, FPT Shop. Nhưng nói đến thành công đáng kể nhất vẫn là tiki. Tuy nhiên, những báo cáo mới đây nhất của tiki đang cho thấy trang thương mại điện tử này đang phải chịu mức lỗ đến 750 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần).
Năm 2018, ước tính tổng số tiền đầu tư của VNG vào Tiki đã tăng lên 506 tỷ đồng, tương ứng với 28,88% cổ phần. Trước đó, công ty này cũng đã đầu tư 384 tỷ đồng để trở thành một trong những cổ đông chủ chốt của trang thương mại điện tử TiKi.
Không chỉ có VNG, trong vòng gọi vốn của mình Tiki cũng đã thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư tiềm năng khác, tiêu biểu nhất có lẽ là tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc JD.com. Đến tháng 4/2019, JD.com đã nắm giữ 25,65% cổ phần của Tiki.
Tuy nhiên, các tập đoàn này dường như đang phải gánh lỗ cùng với Tiki bởi những nỗ lực của trang thương mại điện tử này trong việc cạnh tranh giành thị phần với Lazada, Shopee hay Sendo. Cụ thể, giai đoạn 2016 – 2017 Tiki lỗ lần lượt là 179 tỷ và 282 tỷ đồng, theo đó VNG cũng sẽ phải chịu lỗ với con số tương ứng 93 tỷ và 126 tỷ vào kết quả kinh doanh của mình. Đến năm 2018 thì con số này đã tăng gấp đôi lên 54 tỷ đồng. Vì thế, theo tính toán những gì mà VNG đã đổ vào Tiki chỉ còn lại khoảng 33tỷ đồng.
Theo báo cáo mới nhất quý I/2019 thì VNG đã lỗ hết số tiền đầu tư vào Tiki đồng nghĩa với việc đưa con số giá trị rót vào về 0. Vì thế, nếu không muốn công việc kinh doanh tiếp tục chịu lỗ thì VNG sẽ phải dừng rót vốn vào Tiki.
Tuy nhiên, người ta cho rằng việc lỗ chỉ là trên sổ sách, giấy tờ còn Tiki hiện vẫn là một trong những trang thương mại điện tử có giá nhất hiện nay. Đơn cử như việc, khi VNG đầu tư vào Tiki từ đầu năm 2016, định giá của công ty này lúc chỉ chưa đến 50 triệu USD và hiện có thể đã lên đến vài trăm triệu USD là ví dụ rõ ràng nhất.
Theo đánh giá, trong việc kinh doanh buôn bán thì việc “chịu chơi”, chịu lỗ là việc không hiếm. Số tiền lỗ tới 800-1000 tỷ đồng/năm cũng không phải là điều mới mẻ. Bởi những doanh nghiệp này phải chấp nhận lỗ để chơi lớn trong chiến lược kinh doanh của mình. Trong thị trường bán lẻ, cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp như Lazada, Shopee,…..nếu muốn thành công có vẻ như việc “đốt tiền” là điều trong tránh khỏi.