Khái tính là gì? Thế nào là người khái tính? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Khái tính là gì, thế nào là người khái tính
Trong cuộc sống thường có một kiểu người, họ không thích làm phiền hay phiền lụy tới người khác. Họ cho rằng, việc của mình thì phải tự mình làm. Cho dù trời có sập xuống cũng phải tự mình gánh vác. Một khi làm phiền tới người khác, họ thường cảm thấy áy náy trong lòng. Họ cho rằng như vậy là nợ nần tình nghĩa với người khác. Sau này phải trả lại. Đồng thời họ cũng nghĩ rằng, phiền lụy tới người khác sẽ bị người khác chê bai, ghét bỏ.
Những người sợ làm phiền hay phiền lụy tới người khác thường là những người có tính cách hướng nội. Đối với những quyết định của người khác, họ thường có kiến giải độc đáo riêng của mình. Nhưng họ sợ nói ra sẽ khiến người khác cảm thấy không thoải mái. Từ đó dẫn đến việc phủ định chính mình, thường bỏ qua cảm nhận của bản thân.
Khái tính là gì, thế nào là người khái tính
Ngoài ra, kiểu người này có tính tự trọng vô cùng mãnh liệt. Không muốn làm phiền tới người khác, phần lớn là do sợ mình sẽ bị từ chối. Bị từ chối đối với họ mà nói là một đả kích chí mạng. Bởi sau khi bị từ chối, sẽ có một loại những cảm xúc tiêu cực hiện lên trong đầu họ.
Xấu hổ, ngại ngùng, hoảng sợ và thậm chí là phẫn nộ. Mặc dù không biểu hiện ra bên ngoài một cách rõ rệt. Nhưng đại đa số đều kìm nén trong lòng.
Khả năng tự phục hồi của kiểu người khái tính vô cùng kém. Không giống như những người bình thường khác có thể tự an ủi chính mình, tự điều tiết bản thân.
Họ thường kìm nén mọi việc ở trong lòng. Không muốn tâm sự cảm nhận của mình với người khác. Sợ người khác không hiểu được mình. Sợ mình bị cười chê, bị nói là yếu đuối.
Họ chỉ biết nghĩ mọi việc theo chiều hướng xấu nhất. Tự xây một bức tường bao vây lấy mình. Bản thân không muốn thoát ra khỏi bức tường đó. Đồng thời cũng không có người khác tiến vào. Họ dùng cách đó để tự bảo vệ lấy chính mình.
Khái tính là gì, thế nào là người khái tính
Những người khái tính thường thầm lặng, không ai biết đến. Họ rất ít thể hiện bản thân, rất khó thể hiện cảm xúc, tính cách thực sự của mình trước mặt người khác. Thường không thể kìm nén cảm xúc, nhìn nhận bản thân bằng suy nghĩ của người khác. Trong lòng họ rất khao khát được duy trì sự thân mật với người khác. Nhưng lại không tìm thấy chủ đề chung. Đồng thời cũng không thể đột phá được trở ngại về mặt tâm lý.
Đôi lúc, vì muốn giữ gìn mối quan hệ thân thiện với người khác. Họ sẽ nhận lời giúp đỡ người khác một cách mù quáng. Mà không cần biết bản thân mình có đủ khả năng để làm được hay không. Tiếp nhận những việc mà mình không thể làm được. Đồng thời cảm thấy ngại khi từ chối. Khiến họ trở thành những người có thiện ý chân thành mà giả tạo. Không được lợi ích gì từ phía người khác. Ngược lại còn khiến mối quan hệ ngày càng sa sút. Nghe theo một cách quá đà, sẽ khiến người khác nghĩ họ là người thiếu cá tính. Là biểu hiện của sự yếu đuối.