Nghị định số 39/2019/NĐ-CP của chính phủ về việc tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đưa ra 5 điều kiện cần phải có nếu các doanh nghiệp muốn đổi mới sáng tạo.
Được biết, quỹ này hoạt động dựa trên nguồn vốn từ các khoản vay, đóng góp, ủy thác phải hoàn trả của các tổ chức, cá nhân cũng như các nguồn khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn có vốn điều lệ tối thiểu 2.000 tỷ đồng do ngân sách Nhà nước cấp từ nguồn chi cho đầu tư phát triển.
Quỹ có những hoạt động cơ bản sau cho vay, tài trợ, hỗ trợ tăng cường năng lực ; tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro; quản lý tài chính. Với 2 hình thức cơ bản là trực tiếp và gián tiếp cho các doanh nghiệp lựa chọn. Trực tiếp là quỹ trực tiếp thực hiện cho doanh nghiệp vay) và gián tiếp (quỹ sẽ cho vay thông qua việc giao vốn cho ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật).
Có thế thấy, hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Việt còn chưa mạnh, tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo còn ít và mức độ đổi mới sáng tạo còn hạn chế. Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp có nhiều nội dung trong đó có đổi mới quản trị, đổi mới sản phẩm và đổi mới về quy trình công nghệ… Những doanh nghiệp quy mô nhỏ thường sẽ gặp khó khăn hơn so với các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn khi đổi mới công nghệ do nguồn lực tài chính đầu tư cho hoạt động này còn hạn chế.
Vi thể, để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp phải quan tâm và chú trọng đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ cũng như con người…Cụ thể, các doanh nghiệp nếu muốn vay vốn từ quỹ cần đáp ứng đủ 5 yêu cầu sau
Thứ nhất, được xác định là DNNVV theo 02 tiêu chí quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017: Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng;
Thứ hai, chủ sở hữu doanh nghiệp phải có nguồn vốn ít nhất 20% tổng vốn đầu tư của dự án, phương án sản xuất kinh doanh;
Thứ ba, có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi;
Thứ tư, đáp ứng quy định về bảo đảm tiền vay;
Thứ năm, đảm bảo đủ vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh.
Được biết, nghị định số 39/2019/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2019. Hy vọng với sự ra đời này, sẽ giúp được các doanh nghiệp giải quyết khó khăn và ngày càng phát triển.