Những điều cần biết khi góp vốn cổ phần hợp tác kinh doanh

Nguồn Internet

 

1, Hãy lên ý tưởng kinh doanh, kế hoạch rõ ràng

Bạn muốn tìm người hùn vốn, làm ăn chung vốn trước hết phải lên ý tưởng kinh doanh và viết bản kế hoạch thực hiện thật rõ ràng, thực tế. Nếu người hùn vốn cảm thấy ý tưởng của bạn hay, có khả quan, lời lãi cao, phù hợp với khả năng kinh doanh của họ thì sẽ an tâm làm ăn chung vốn.




BYTUONG-chuyên trang trên 95.000+ ý tưởng kiếm tiền, kinh doanh, ý tưởng tạo giá trị, lợi ích

—–hoặc—–

***

2, Chọn người hùn vốn hạp với mình

Tìm hiểu thêm

Khi có ý tưởng kinh doanh bạn mới có thể quan sát tìm người hùn vốn thích hợp với ý tưởng của bạn. Nhưng bạn biết đấy, dù người thân hay là bạn bè thân đi chăng nữa khi bắt đầu hợp tác kinh doanh chắc chắn sẽ xảy ra rất nhiều mâu thuẫn rắc rối xuất phát từ công việc, quan điểm cá nhân. Chính vì thế, ngay từ lúc ban đầu bạn hãy chọn đối tượng hợp tác của mình thật ăn ý, tránh chọn người nóng tính, làm việc không có trách nhiệm.v.v. nên chọn người có kiến thức, nhiệt tình, năng nổ khi làm việc, hiểu tính nhau, nhường nhau một chút, ví dụ có thời gian bạn sẽ làm nhiều việc hơn bạn kia nhưng lợi nhuận thì nếu cưa đôi cũng vẫn nên vui vẻ.

3, Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Đừng bao giờ bạn nghĩ rằng đã là người thân, bạn thân thì cần gì viết bản hợp đồng. Nhưng bạn đã sai lầm rồi đấy, bản hợp đồng sẽ tạo niềm tin và sự công bằng cho bạn và người hợp tác quyết tâm làm ăn thật đàng hoàng, chỉnh chu, có trách nhiệm. Ngoài ra, bản hợp đồng này sẽ quy định rõ các điều lệ nguyên tắc làm việc, số vốn hùn chung, quy định làm việc nhóm, phần trăm lợi nhuận kinh doanh sau này khi đạt được sẽ hưởng bao nhiêu.

4, Phân công trách nhiệm, nguyên tắc tham gia hợp tác làm ăn chung vốn

Khi đã hùn hạp làm ăn, bạn phải có trách nhiệm với công việc của mình, mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phương hướng kinh doanh rõ ràng, để tránh người làm ít người làm nhiều sinh ra mâu thuẫn. Cụ thể:

+ Phân chia công việc cho nhau rõ ràng, phải có trách nhiệm với công việc được giao để cùng nhau phát triển, có thể đóng góp ý kiến công việc của người đang chịu trách nhiệm nhưng không mặc định bắt buộc người đó làm theo ý kiến của mình.

+ Luôn động viên nhau trọng công việc kinh doanh, tránh than vãn, làm người cộng tác hụt hẫng, nản chí.

+ Khi xảy ra sai sót, khó khăn, phải cùng ngồi với nhau bàn bạc giải quyết vấn đề tránh cãi nhau, bỏ trách nhiệm.

+ Phải lắng nghe ý kiến của người cộng tác, nếu không hài lòng hãy phản biện bằng những lý do thuyết phục nhất.

+ Giải quyết công  việc bằng sự  tư duy, logic,  xử lý mọi tình huống  một cách lý tính và bình tĩnh.

+ Đôi lúc cũng xảy ra mâu thuẫn, bởi không ai biết được kế hoạch, hướng đi nào tốt nhất cho nên khi làm việc nhóm cần có những mâu thuẫn để và

+ Nếu có nhiều người hùn vốn thì phải phân chia nhiệm vụ, lợi nhuận rõ ràng tránh tình huống bè phái cục bộ, tranh chấp bất ổn.

5, Cách chia lợi nhuận kinh doanh

Làm ăn chung thì tốt nhất là mở công ty cổ phần, tách biệt tiền lương & phân chia lợi nhuận.Tiền lương thì ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít; lợi nhuận thì chia theo tỉ lệ góp vốn, nhưng cũng xác định trước về mức đầu tư công sức cho công ty, cửa hàng; chứ nếu chỉ đầu tư lúc đầu rồi sau đó cứ thế ngồi ăn chia lợi nhuận mà không làm gì thì cũng không bền đâu.

 

 

 

Trả lời