Youtube trở thành chủ đề hot trong thời gian gần đây đặc biệt có sự góp mặt của Bà Tân Vlog.
Nhưng Youtube không “dễ ăn” đến thế. Một trong những người phá sản trước việc Youtube thay đổi chính sách là Hồng Ngân tại Thanh Xuân, Hà Nội. Trước đó, cô ấy có khoảng 20 nhân viên edit video để đăng lên kênh Youtube có hàng triệu lượt subscriber (lượt đăng ký). Nhiều tháng Ngân thu về hàng chục tỷ đồng đủ để duy trì, phát triển công ty và mua nhà, mua xe ở độ tuổi 26 khiến nhiều người mơ ước.
Tuy nhiên, đầu năm 2018, Youtube thay đổi chính sách kiểm duyệt nội dung và phân phối quảng cáo khiến nhiều kênh mất khả năng kiếm tiền, thậm chí mất kênh. Để bật tính năng kiếm tiền, các Youtuber phải đạt được kênh trên 4.000 giờ trong 12 tháng trước và 1.000 lượt đăng ký. Việc này khiến kênh thu tiền của Ngân bị khóa. Tháng 4/2019, Ngân quyết định giải tán công ty, thanh lý trang thiết bị và chỉ giữ lại nhân viên chủ chốt nhằm duy trì kênh với mức doanh thu thấp.
Tương tự, Vũ Đăng cũng vừa bán lại các thiết bị quay phim. Đầu tư 50 triệu vào trang thiết bị và 5 tháng làm việc nhưng chưa thu được đồng nào. Bài đăng chia sẻ của anh ấy cũng có nhiều bạn comment chia sẻ hoàn cảnh.
Theo TheNextWeb, có tới 96,5% vlogger trên thế giới không thể kiếm tiền để làm giàu (năm 2018). Để lọt vào top 3 % dẫn đầu, kênh Youtube đạt tối thiểu 1,4 triệu lượt xem/ tháng.
Để duy trì và phát triển, các Youtuber phải liên tục sản xuất video sáng tạo nhằm giữ chân fan hâm mộ cũng như nhận được lượt đề xuất từ Youtube. Điều này gây áp lực rất lớn cho các Youtube. Chẳng hạn, một chuyên gia trang điểm người Mỹ gốc Việt là Michelle Phan đã từ bỏ việc làm video khi sở hữu kênh Youtube đạt 9 triệu lượt theo dõi do vấn đề tâm lý. Mới đây, streamer PewPew nổi tiếng Việt Nam giải nghệ để sống cuộc sống bình thường. Điều này cho thấy sự nghiệt ngã của nghề kiếm tiền từ Youtube.
Chưa kể đến nhiều người nhằm gây chú ý cộng đồng mạng đã bất chấp vấn đề văn hóa để có những video phản cảm, bạo lực. Điều này ảnh hưởng lớn đến các youtuber cũng như thế hệ trẻ.
> Bài học Cay đắng trong khởi nghiệp, và mộng làm giàu của Lazada cho người mới bắt đầu
Để kiếm sống từ nghề Youtube, người chơi phải đảm bảo nội dung sáng tạo, tần suất đều đặn và tuân thủ đúng chính sách của Yotube. Trung bình một youtuber tại Việt Nam sẽ có thu nhập khoảng 7 triệu/ năm dựa theo chỉ số CPM chưa kể phải chia 20 – 50% doanh thu nếu tham gia mạng đa kênh (MCN) để thu hút người xem.
Do đó, khi dự định lấn sân vào Youtube, người chơi cần có chiến lược đầy đủ và nội dung lành mạnh nhằm tránh lãng phí thời gian và tiền bạc.