Khởi nghiệp kinh doanh luôn là ước mơ của nhiều người. Thế nhưng, để có được thành công khi khởi nghiệp là một câu chuyện khác. Không phải bạn muốn kinh doanh là có thể làm ngay được, đó là cả một quá trình mà bạn phải thực hiện. Cũng giống như khi bạn trồng hoa, trước tiên bạn phải biết mình trồng loại hoa gì, yêu thích loại hoa gì. Sau đó bạn phải chọn giống cây phù hợp với môi trường. Tiếp đến là phải chăm sóc tưới nước, bón phân… Đó là cả một hành trình dài, trải qua chúng thì bạn mới thấy được những bông hoa xinh đẹp. Kinh doanh cũng vậy, giống như hoa phải trải qua những giai đoạn đó bạn mới gặt hái được thành công.
Người ta thường hay nói 7 bước khởi nghiệp, thế nhưng hiện nay, 9 bước mới thể hiện đầy đủ các bước khởi nghiệp chi tiết. Các bước để khởi nghiệp thành công mà bạn cần chú ý khi khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng để xây dựng một mô hình Startup cơ bản chính là:
>>85 Ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh nhỏ ít vốn và lớn gì hiệu quả
Bước 1: Nghiên cứu những lợi thế, điểm mạnh, hay khó khăn của bản thân.
Trong quy trình khởi nghiệp thì đây là bước mà bạn cần phải làm trước tiên. Bạn cần phải biết mình có những thế mạnh gì khi làm kinh doanh. Thông thường sẽ đánh giá dựa vào trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, khả năng tài chính, các mối quan hệ… Nếu bạn có những điều đó, bạn sẽ rất dễ dàng trong việc xây dựng Startup. Nếu bạn không tự đánh giá và muốn có tính khách quan thì có thể nhờ người khác nhận xét về bạn.
Hãy nhìn Bill Gates một nhà kinh doanh tài ba của nước Mỹ cho thấy:
Điểm mạnh: Ông là người có sở thích là tò mò. Điều này kích thích sự khám phá sự đam mê máy tính cá nhân của ông một cách nghiêm túc. Bên cạnh đó, ông là người có con mắt nhạy cảm với thời cuộc và mọi vấn đề. Nhờ đó, ông được biết đến là người có tầm nhìn cao. Ông là người có khả năng kiên kết mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp.
Điểm yếu: Mặc dù là người biết đến với tầm nhìn chiến lược tốt, nhưng đôi khi đó lại là con dao 2 lưỡi đối với ông. Theo nhiều nhận xét của chuyên gia, đôi khi trong một vào trường hợp Bill Gates bị chi phối bởi các yếu tố cảm xúc làm lu mờ lý trí. Ông thường cá nhân hóa các trận đánh của mình trên thương trường bằng cách làm bất cứ cấp độ để đánh bại đối thủ.
Bước 2: Tìm kiếm, xây dựng và lựa chọn các ý tưởng kinh doanh phù hợp.
Hiện nay, cô vô số những ý tưởng hay ho để bạn có thể thực hiện được đam mê kinh doanh. Có nhiều câu hỏi được đặt ra như khởi nghiệp kinh doanh bằng nghề gì bây giờ? Bạn có thể chọn những vật dụng mà bạn yêu thích, hoặc có những người phát minh ra một sản phẩm mới phục vụ nhu cầu của khách hàng cũng trở thành một ý tưởng kinh doanh hay. Nhưng đôi khi trong vô vàn những ý tưởng ấy, bạn phải biết chọn lọc những ý tưởng kinh doanh phù hợp. Đừng để bạn rơi vào trạng thái lựa chọn một sản phẩm hay dịch vụ kinh doanh quá viễn vông, ý tưởng tầm cỡ trong khi bạn chỉ là một starup nhỏ thì rất dễ thất bại.
Bill Gates một người đam mê công nghệ từ khi còn rất nhỏ. Ông nhận ra rằng máy tính cá nhân có thể thay đổi tương lai. Bill Gates cùng cộng sự của mình là Paul Allen luôn bàn luận về máy tính có khả năng tạo nên một cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới. Đó là lý do mà Microsoft trở thành hiện thực.
Để chọn ý tưởng kinh doanh phù hợp, bạn phải sử dụng phương pháp đánh giá cụ thể và lựa chọn ý tưởng ý tưởng kinh doanh.
Trước tiên: Liệt kê ý tưởng kinh doanh. Sau đó, đánh giá bằng phương pháp chi điểm với các tiêu chí như: hiểu biết về ngành kinh doanh, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, kỹ năng của bản thân, kỹ năng tiếp cận thị trường và khách hàng, tính độc đáo và sáng tạo của ý tưởng. Cuối cùng là đưa ra các rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi lựa chọn ý tưởng đó.
Bước 3: Xây dựng các kế hoạch sơ bộ.
Để hình thành được một doanh nghiệp trên thực tế bạn phải xây dựng chúng trên bản thảo trước. Mọi ý tưởng từ phân tích chung, đến kế hoạch chi tiết, phải được thể hiện trên giấy để chỉnh sửa đến khi cho ra một bản thảo hoàn hảo.
Bước 4: Xây dựng các đề án, phương án điều chỉnh phù hợp.
Sau khi xây dựng được mô hình sơ khai, trong sơ đồ các bước khởi nghiệp, bạn sẽ bước vào giai đoạn chỉnh sửa. Tiếp tục đề ra các giải pháp tối ưu nhất để đi đến hoàn thiện mô hình chung.
Bước 5: Xây dựng vào chi tiết.
Sau khi hoàn thành sườn, bạn sẽ phải bắt đầu đi vào chi tiết. Khi vào giai đoạn này, bạn sẽ đau đầu hơn rất nhiều. Bởi bạn phải xem xét sao cho chi tiết phải phù hợp với mạch chính mà bạn đã đề ra. Từ mô hình chung đến chi tiết đều phải khớp với nhau. Đây được gọi là giai đoạn mà bạn phải lựa chọn và xây dựng một dự án khả thi. Trong dự án này, bạn phải giải quyết tất cả các bài toán từ mô hình, chiến lược, chiến thuật… tất cả các vấn đề liên quan đến nội dung và các kế hoạch thực hiện dự án.
Bước 6: Chuẩn bị tập trung các nguồn lực.
Để khởi nghiệp thành công, bạn phải chuẩn bị kiến thức, tài chính, nhân sự, văn phòng, địa điểm… Tùy theo từng dự án, ý tưởng, mô hình mà bạn lựa chọn để xây dựng và sắp xếp nguồn lực phù hợp. Giúp bộ máy doanh nghiệp thực hiện không cồng kềnh và suôn sẻ.
Đó là lý do mà tỷ phú nổi tiếng thế giới Bill Gates luôn quan tâm đến vấn đề nguồn nhân lực. Ông luôn tuyển chọn những người thông minh nhất trong lĩnh vực máy tính. Ông luôn đảm bảo rằng công ty của mình luôn có những người xuất sắc đứng đầu ngành, để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp có cũng lĩnh vực.
Bước 7: Giai đoạn thực hiện dự án.
Sau khi chuẩn bị xong tất cả trên giấy, lúc này sẽ là lúc bạn xây dựng thực tế. Có thể, dù bạn chuẩn bị kỹ lưỡng trên giấy nhưng khi thực hiện lại là một câu chuyện khác. Thực thế sẽ khác với lý thuyết rất nhiều, sẽ có nhiều vấn đề phát sinh và buộc bạn phải giải quyết. Ngay lúc này bạn có thể nản chí, nhưng hãy nghĩ đến quá trình bạn chuẩn bị để có động lực phấn đấu. Nó cũng giống như bạn xây nhà, bạn chuẩn bị bản thiết kế, vật liệu… và khi mọi thứ chuẩn bị xong thì bạn tiếp hành xây chúng. Nhà có thể là nhà cấp 4, nhà cao tầng phụ thuộc vào tài chính, sở thích của gia chủ. Và kinh doanh cũng vậy, dự án của bạn sẽ phụ thuộc vào mô hình, thời gian, độ khó, tài chính của mỗi dự án mà bạn lựa chọn.
Bước 8: Chạy thử nghiệm dự án.
Đây là giai đoạn mà bạn phải tập trung cao độ để đánh giá chính xác dự án trên thực tế. Bạn sẽ chạy thử nghiệm nội bộ trước khi chính thức thương mại hóa.
Bước 9: Chạy chính thức dự án.
Sau giai đoạn chuẩn bị và thử nghiệm thực tế, nếu không xảy ra các vấn đề phát sinh thì lúc này, bạn có thể tự tin cho dự án chạy chính thức. Tùy vào độ khó, mức độ thực hiện… bạn có thể rút ngắn khoảng cách các bước thực hiện xuống còn 7 bước khởi nghiệp.
Một ví dụ cho việc chạy dự án cuả Bill Gates để giúp ông luôn giữ vững cái tên trong danh sách những người giàu có nhất thế giới trong suốt 20 năm qua và không có dấu hiệu dừng lại. Bí quyết của ông là khả năng điều hành nhiều dự án khác nhau hay xây dựng doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp nhỏ.
Sơ đồ các bước khởi nghiệp có thể thay đổi theo từng ý tưởng, dự án và khả năng của chính bạn. Để thành công, bạn phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Chính vì vậy, hãy chuẩn bị cho mình những điều kiện nhất định khi quyết định khởi nghiệp.