Để doanh nghiệp gia đình không bị chết yểu, cần tái cấu trúc toàn bộ

Trong hơn 2,6 vạn doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2017 có rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, không cạnh tranh được rơi vào cảnh “chết yểu”, phải lập công ty mới để chuyển đổi ngành nghề kinh doanh… đặc biệt là các doanh nghiệp gia đình. Các chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp cụ thể, chấm dứt tình trạng cứ 10 DN mới ra đời thì có 9 DN cũ chết.

Multi-Cultural Office Staff Sitting Having Meeting Together

Nguyên nhân lý giải của việc các doanh nghiệp gia đình thường không bền đến từ những lý do chính như dễ bị tác động, đổ vỡ về thị trường và thương hiệu, đặc biệt dưới sức ép của công nghệ và kỹ thuật trong khi không đủ sức đầu tư.

Chiến lược thương hiệu được biết tới là những định hướng, cách thức giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu một cách khoa học và hiệu quả. Nghe có vẻ to tát nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ những doanh nghiệp lớn mới cần tới chúng.Sự thật là doanh nghiệp càng mới lại càng cần phải có tư duy rõ ràng trong việc định hướng phát triển thương hiệu, bởi không phải khách hàng nào cũng tin tưởng lựa chọn sản phẩm của một “lính mới”. Doanh nghiệp muốn được khách hàng nhớ tới thì phải xây dựng được thương hiệu riêng, nhưng làm thương hiệu mà không có chiến lược cũng giống như con tàu loay hoay giữa biển mà không có la bàn. Và thực tế cho thấy, các doanh nghiệp gia đình đang bỏ quên thương hiệu mà chỉ quá tập trung vào lợi nhuận, việc này sẽ khiến họ không thể phát triển bền vững.

Một thực tế cho thất rằng, các doanh nghiệp gia đình rất ít khi gặp sự đổ vỡ về mặt tài chính, nhưng lại dễ dàng gặp vấn đề, thất bại trong thị trường, về thương hiệu đồng thời là cả những áp lực về khoa học kỹ thuật khi bản thân những doanh nghiệp này không đủ nguồn lực cũng như khả năng để đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Vì thế, những doanh nghiệp gia đình cần phải nỗ lực trong việc kéo dài sự sống cho công ty của mình, bởi sống dài là có khả năng sống sót, còn sống ngắn coi như chết chắc rồi, mà không sống thì làm sao nuôi dưỡng và phát triển được dự án khởi nghiệp của mình? Muốn làm được điều này, họ cần phải giải quyết những nhược điểm mình đang gặp phải, phát huy tiềm năng vốn có để tạo động lực phát triển.

Cụ thể hãy tái cấu trúc những mảng còn yếu kém như tài chính, sản xuất, đại chúng hoá, minh bạch hoá thông tin tài chính, thông tin quản trị. Niêm yết và huy động nguồn lực xã hội, từ các cổ đông phổ thông, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời cần có kế hoạch, chiến lược lâu dài trong việc định vị phát triển doanh nghiệp cùng nắm bắt những nhu cầu của thị trường.

 

 

 

Trả lời