Trà sữa là món ăn vặt được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Cũng giống món mì cay, trà sữa bỗng chốc nổi lên như cồn. Ai ai cũng đổ xô đi kinh doanh bán trà sữa vì lợi nhuận khủng nó mang lại. Thực tế có phải vậy không?
Nếu chỉ kinh doanh trà sữa bình thường, không tạo ra được điểm nổi bật thì theo thời gian trà sữa cũng sẽ lắng xuống và không còn được nhiều quan tâm như món mì cay vậy. Chúng ta thấy rằng, một thời gian mì cay trở nên rất hot, nó phát triển mạnh từ các thành phố lớn cho đến những vùng ngoại ô. Nhưng bẵng một thời gian dài mọi thứ dần lắng xuống và không còn nhiều người yêu thích mì cay nữa, dẫn đến hoạt động nhiều quán mì cay phải đóng cửa. Trà sữa có thể sẽ có chung số phận như vậy nếu chúng ta không biết cách điều chỉnh và làm mới nó từng ngày. Một bản kế hoạch hoàn chỉnh, chi tiết và vạch ra hướng hoạt động là một trong những yếu tố góp phần duy trì kinh doanh trà sữa.
Chủ đề hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hướng đi mới cho ý tưởng kinh doanh trà sữa thông qua bài phân tích Đầu tư quán trà sữa hết bao nhiêu tiền-Kế hoạch kinh doanh quán trà sữa.
Nghiên cứu tình hình và nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm trà sữa
Như có nhắc đến ở phần mở đầu, trà sữa hiện đang là thức uống đứng đầu được giới trẻ yêu thích. Mặc dù không còn hot như những tháng cuối năm 2017 và đầu năm 2018 nhưng vẫn không thể phủ nhận sự hấp dẫn của loại nước uống này.
Nhu cầu khách hàng vẫn còn nhưng tiềm năng phát triển, tiếp tục mở quán trà sữa dường như không mấy khả quan. Nếu tại khu vực bạn dự định kinh doanh trà sữa không có đối thủ nào, khách hàng vẫn có nhu cầu uống trà sữa thì có thể mở quán. Nhưng nếu đầu tư mở ột quán trà sữa hiện đại về vật chất và quy mô ở thành phố, nơi có rất nhiều đối thủ thì đó là một kế hoạch hơi mạo hiểm.
Xu hướng trà sữa đang dần lắng xuống, mọi người không còn đổ xô đi tìm mua trà sữa như trước nên vào thời điểm này mà bạn vẫn muốn kinh doanh quán trà sữa thì hãy tính toán và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định nhé!
Nên kinh doanh trà sữa nhượng quyền hay tự mở kinh doanh trà sữa với thương hiệu cá nhân
Bài phân tích trước mình đã có đề cập đến mô hình trà sữa nhượng quyền, về những các được và mất khi lựa chọn mô hình này. Cá nhân mình khuyến khích bạn nên kinh doanh trà sữa nhượng quyền vì những thuận lợi bước đầu mà nó mang lại như: khách hàng quen thuộc, nhận diện thương hiệu, được hỗ trợ quảng cáo và trong các khâu thiết kế, bày trí, công thức pha chế. Nếu đối với quán trà sữa tự kinh doanh riêng thì bước đầu khó có được những yếu tố trên. Quán của bạn nếu không có trang trí độc đáo, có nhiều điểm check – in sống ảo, trà sữa ngon đặc biệt thì rất khó để lôi kéo khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ khác.
Sự lựa chọn là ở bạn. Mỗi mô hình kinh doanh trà sữa nhượng quyền hay trà sữa tự kinh doanh đều có những điểm nổi bật và hạn chế của nó. Bạn có thể tham khảo ý kiến của mọi người trước khi quyết định nên chọn mô hình kinh doanh nào.
>> Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh trà sữa-Kế hoạch kinh doanh trà sữa
Học hỏi kinh nghiệm pha chế, tạo ra công thức đặc biệt
Chất lượng nước uống, công thức pha chế đặc biệt là một điểm cộng để bạn tạo ấn tượng và thu phục sự khó tính của khách hàng.
Nếu bạn kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thì sẽ không phải đau đầu nghĩ xem nên pha chế theo công thức nào. Mọi công thức, dụng cụ và phong cách bày trí, phục vụ đều sẽ được bên nhượng quyền thương hiệu hướng dẫn. Nên trà sữa của bạn sẽ như những ly trà sữa ở những quán trà sữa có cùng thương hiệu khác.
Tiếp theo, nếu bạn tự kinh doanh trà sữa thì phải tự tìm ra cho quán một công thức pha chế riêng, tạo ra nhiều hương vị khác nhau trong trà sữa. Muốn cạnh tranh với các quán thương hiệu trà sữa, cách pha chế của bạn phải thật độc đáo để tạo ra một hương vị riêng, gây ấn tượng mạnh với khách hàng.
Để có thể tự tạo ra cho mình một công thức pha chế, bạn cần dành thời gian để nghiên cứu và thử nghiệm để tìm ra công thức tốt nhất sau đó mới vận dụng vào kinh doanh. Nếu không có tay nghề, bạn có thể thuê nhân viên pha chế chuyên nghiệp. Tùy theo mô hình kinh doanh mà quyết định những giai đoạn sau của việc kinh doanh trà sữa.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh mở quán trà sữa
Đối tượng chúng ta hướng đến chủ yếu là học sinh, sinh viên và dân văn phòng. Vì vậy, quán trà sữa cần được mở ở những địa điểm có thể tiếp cận và có sự xuất hiện thường xuyên của các đối tượng khách hàng này. Đó có thể là trường học, gần văn phòng công ty. Thường thì mặt bằng thích hợp và thuận lợi nhất để mở một quán trà sữa đó chính là mặt bằng trong trung tâm thành phố. Nếu lựa chọn mặt bằng ở đây thì chi phí đầu tư sẽ cao hơn rất nhiều, nên bạn cần tính toán xem với mức thuê mặt bằng tại đó thì lợi nhuận thu được là bao nhiêu, có bù đắp được vốn đầu tư hay không.
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Tiếp theo, với một quán trà sữa quy mô vừa, có lượng khách hàng ổn định thì nên thuê 2 – 3 nhân viên phục vụ, 2 nhân viên pha chế, 1 bảo vệ, 1 thu ngân và bạn đảm nhận việc quản lý chung. Thời gian đầu nếu chưa biết được tình hình hoạt động ra sao thì chỉ nên tuyển số lượng ít nhân viên để tiết kiệm chi phí và tránh lãng phí.
Thái độ phục vụ niềm nở, nhiệt tình, chu đáo là đương nhiên rồi. Có nhiều quán muốn tạo sự chú ý bằng cách khi khách vào quán thì nhân viên sẽ cuối chào. Bạn cũng có thể thực hiện ý tưởng này hoặc tìm ra cách làm mới hơn như nhân viên mặc trang phục độc đáo, lạ mắt.
Lựa chọn và lên ý tưởng cho concept trang trí của quán độc đáo
Thiết kế quán cũng là một trong những yếu tố giúp thu hút khách hàng. Phần lớn khách hàng tìm đến một quán trà sữa với mục đích là mua không gian để sống ảo chứ không phải mua trà sữa.
Khi quyết định sẽ kinh doanh trà sữa, bạn nên dành thời gian nghiên cứu ý tưởng cho thiết kế quán của mình. Nếu chưa có kinh nghiệm thì nên nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế. Có những concept ý tưởng để thiết kế quán trà sữa như trang trí quán theo phong cách Harry Potter, phong cách đảo lộn, concept sang chảnh,… Chi phí đầu tư cho khâu thiết kế không hề nhỏ nên hãy bàn bạc với nhân viên thiết kế cụ thể trước khi bắt đầu xây dựng nhé!
Vốn đầu tư quán trà sữa hết bao nhiêu
Đầu tư quán trà sữa với quy mô vừa thường tốn từ 500 triệu – 700 triệu. Chúng ta cần chi trả cho các chi phí như:
+ Tiền thuê mặt bằng: nếu thuê ở trung tâm, không gian quán có diện tích 100m2 thì tiền thuê từ 25 – 30 triệu/tháng. Thông thường, chủ nhà sẽ bắt đặt cọc trước 2 – 3 tháng nên chi phí thuê ban đầu sẽ cao.
+ Tiền thiết kế, trang trí và mua nội thất trong quán: khâu này chi phí khoảng từ 250 triệu.
+ Tiền mua máy móc, thiết bị pha chế, dụng cụ: 100 triệu
+ Tiền thuê nhân viên: mỗi nhân viên được trả với mức lương khoảng 4 triệu đồng/tháng. Thời gian đầu nếu thuê khoản 4 nhân viên thì chi phí là 16 triệu đồng.
+ Chi phí mua nguyên liệu để làm trà sữa như thạch, trà, sữa, các loại siro hương vị, topping,..: 10 triệu
+ Chi phí mua phần mềm bán hàng để hỗ trợ việc thanh toán cho khách hàng nhanh hơn và tiện cho việc quản lý nhân viên cũng như hoạt động kinh doanh của quán.
+ Những chi phí phát sinh khác
+ Số vốn dự phòng kinh doanh.