Cập nhật mới ngày 25.6.2022
- Kinh nghiệm xếp giờ nhận phòng, trả phòng trong kinh doanh khách sạn, homestay
- Người nào thực sự đáng để học hỏi khởi nghiệp Khách sạn và lấy cảm hứng từ họ
- Các nguồn thu, lợi nhuận đến từ đâu khi kinh doanh App trong lĩnh vực khách sạn
- Bắt đầu từ đâu để kinh doanh khách sạn thành công
- Ý tưởng kinh doanh Khách sạn bốn mùa, hướng đi này có kiếm được tiền không?
- Vị trí để mở một khách sạn bốn mùa thu hút khách hàng
- Yếu tố khởi nghiệp thành công với khách sạn 4 mùa
- Nên phổ biến gì cho nhân viên và những người quản lý khách sạn
- Bao lâu sau khi mở khách sạn đầu tiên thì nên mở khách sạn thứ 2
Ngành du lịch nước ta đang có nhiều chuyển biến tích cực. Số lượng du khách trong và ngoài nước ngày một tăng cao giúp cho các dịch vụ, sản phẩm trong lĩnh vực du lịch cũng phát triển theo. Trong đó chúng ta phải kể đến các dịch vụ cung cấp nhà ở, khách sạn, nghỉ dưỡng.
Mô hình homestay đang nở rộ trong một vài năm trở lại đây và được sự hưởng ứng nhiệt tình từ du khách. Nhận thấy lợi thế và tiềm năng của mô hình này nên nhiều người đã bắt tay vào kinh doanh homestay nhằm phát triển và kiếm thêm thu nhập. Cũng như những ngành nghề, sản phẩm khác, nếu chỉ chạy đua theo phong trào, bắt chước người khác thì không thể thành công được. Sự nở rộ của mô hình homestay một phần cũng chính là việc chạy theo phong trào của một bộ phận người kinh doanh chỉ hướng đến mục tiêu lợi nhuận.
Kinh doanh mô hình homestay không phải dễ dàng và có thể thành công nhanh được. Có những kinh nghiệm, kiến thức mà người làm kinh doanh homestay cần phải nắm vững để có thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Chủ đề bài viết hôm nay về Bản kế hoạch kinh doanh Homestay và những khó khăn khi làm sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về mô hình kinh doanh lạ nhưng mới này. Mời các bạn cùng đón đọc bài viết phân tích sau đây của bytuong.com
Kế hoạch kinh doanh homestay bài bản
Khác với những cấu trúc của một bản kế hoạch như trước đây chúng ta thường phân tích. Hôm nay, thay vì liệt kê những nội dung đó, chúng ta sẽ khai thác và phân tích những nội dung thực tế và có ích hơn để dễ dàng vận dụng vào thực tế.
Khái niệm homestay là gì? Thế nào là homestay?
Trước khi bàn đến kế hoạch kinh doanh homestay chúng ta cần phải hiểu homestay là như thế nào? Homestay là nơi cung cấp dịch vụ nghỉ ngơi nhưng tại nhà của người dân bản địa, hoặc được xây dựng giống với văn hóa sống của người dân bản địa nơi đó. Lựa chọn ở homestay thường đối với những du khách có sở thích khám phá và trải nghiệm những nét văn hóa, phong tục cũng như cách sống của người dân nơi đó.
Nên xây dựng homestay ở đâu để tạo lợi thế và thu hút du khách
Không phải cứ là nhà người dân bản địa thì có thể kinh doanh homestay. Homestay gắn với văn hóa của địa phương nhưng cũng không thiếu đi cảnh vật thiên nhiên xung quanh. Nó sẽ là một lợi thế cho homestay của bạn nếu có view đẹp và lạ mắt.
Xây dựng homestay cũng cần có một diện tích đủ rộng để cung cấp nhiều phòng và dịch vụ khác nhau cho khách hàng. Bạn có thể tận dụng nhà riêng của mình nếu đang sống một mình hoặc với vợ/chồng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự xây dựng homestay theo phong cách và kiến trúc giống với nhà ở của người dân bản địa.
Thiết kế homestay có quan trọng? Chỉ là homestay có cần đầu tư trong khâu thiết kế như khách sạn, khu nghỉ dưỡng?
Sự khác biệt lớn nhất giữa homestay với khách sạn, khu nghỉ dưỡng đó chính là khâu thiết kế. Thiết kế của homestay cần độc đáo, lạ mắt, để biến nó thành một nơi sống ảo lý tưởng của du khách. Phần lớn du khách lựa chọn ở homestay vì muốn ngắm cảnh đẹp, trải nghiệm cuộc sống và hơn thế là có không gian để sống ảo. Khâu thiết kế chiếm tới 70% sự quyết định của du khách.
Kế hoạch quảng bá, giới thiệu và marketing cho homestay như thế nào?
Để giới thiệu và quảng bá homestay với mục đích nhiều người biết đến, đầu tiên chúng ta nên đầu tư vào khâu hình ảnh. Hình ảnh phải thật đậm chất, cá tính, thể hiện được những góc đẹp nhất của homestay mới thu hút được khách hàng. Để được vậy, bạn cần có một photographer chuyên nghiệp, có sự sáng tạo trong nghệ thuật ảnh và kỹ thuật photoshop chuyên nghiệp. Đừng tiếc tiền chỉ để thuê một người chụp ảnh hời hợt. Đây là khâu rất quan trọng nên đừng chủ quan nhé!
Nên kinh doanh online để dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn
Dù là khách hàng trong hay ngoài nước, mỗi khi có nhu cầu tìm kiếm nhà ở khi đi du lịch họ sẽ lên mạng và tìm. Nên hãy tận dụng kênh online để kinh doanh. Đây có thể xem là kênh bán dịch vụ chính của mô hình kinh doanh homestay. Nó giúp bạn dễ tương tác với khách hàng hơn và giới thiệu homestay mình đến với mọi người tốt hơn. Bạn có thể lập một website riêng kết hợp với trang facebook để kinh doanh.
Những dịch vụ chăm sóc khách hàng cần có ở một homestay chuyên nghiệp
Những dịch vụ chăm sóc khách hàng bạn nên có trong homestay của mình mà bytuong.com muốn chia sẻ đó là:
+ Nên tận tình trả lời những thắc mắc của khách hàng về khâu đặt phòng
+ Khi khách hàng đến homestay, hãy chỉ dẫn học nhiệt tình về các dịch vụ trong homestay như nhà bếp, cắm trại,…
+ Nên thông nhất những quy định để hai bên có thể vui vẻ hợp tác
+ Khi khách hàng rời đi, hãy tặng họ một món quà thể hiện rõ văn hóa và nét đặc trưng của vùng miền đó
+ Hãy là một hướng dẫn viên nhiệt tình, chu đáo và miễn phí. Vì du khách lần đầu ghé đến địa phương đó nên sẽ không biết nhiều địa điểm. Nên nếu được giới thiệu và hướng dẫn thì đó sẽ là niềm cảm kích rất lớn đối với họ.
+ Không gian homestay phải luôn sạch sẽ và thoáng mát.
>> Kinh nghiệm mô hình kinh doanh Khách sạn Mini Nhà nghỉ
Trước khi đi vào kinh doanh hoạt động thì nên làm gì?
Trước khi chính thức mở cửa hoạt động, hãy mời thử một nhóm khách hàng có thể là bạn bè để đến trải nghiệm thử các dịch vụ tại homestay xem còn chổ nào thiếu xót để kịp thời chỉnh sữa nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.
Hãy đặt định vị homestay trên bản đồ, đó sẽ là một lợi thế cho bạn
Nên định vị vị trí homestay của bạn trên bản đồ. Khi khách hàng đến, họ có thể check – in, hành động này giúp quảng bá cho bạn. Thêm nữa, có định vị những du khách muốn tìm đường đến homestay cũng trở nên dễ dàng hơn.
Đặt tên homestay như thế nào để tạo ấn tượng?
Với việc đặt tên, bytuong.com khuyên bạn nên đặt tên có liên quan đến địa điểm du lịch tại địa phương sẽ giúp du khách dễ tìm kiếm, dễ nhớ và dễ hình dung hơn.
Không gian homestay nên bố trí như thế nào?
Nên có nhiều phòng với nhiều mức giá, thiết kế,.. để khách hàng có thể lựa chọn. Và đặc biệt, có nhà bếp sẽ là một lợi thế rất lớn so với nhà nghỉ, hay khách sạn.
Những khó khăn khi kinh doanh homestay
Mô hình kinh doanh này đang nở rộ nên có nhiều người tham gia vào, từ đó có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, họ sẽ thực hiện chính sách giá để cạnh tranh nên tỷ suất lợi nhuận không nhiều. Mặc dù là một mô hình kinh doanh hot nhưng lượng khách hàng không phải lúc nào cũng ổ định. Thời gian đầu bạn có thể không có nhiều khách, nếu cứ kéo dài sẽ dẫn đến thua lỗ trong khi chi phí vận hành và chăm sóc không gian trong homestay lại cao. Lượng khách hàng sẽ thay đổi theo mua, vào những mùa du lịch cao điểm thì khách hàng rất đông. Ngược lại những mùa còn lại thì khách lai vãng.
Nếu không có nhà riêng hay có đất để xây dựng homestay cho riêng mình thì bạn phải đi thuê. Trong khi kinh doanh homestay với chiến lược kinh doanh dài hạn thì cần nhiều thời gian để kinh doanh. Nếu trong quá trình kinh doanh xảy ra sự cố về vấn đề thuê mặt bằng thì đó sẽ là một trong những rủi ro lớn nhất của bạn. Việc thuê khiến chi phí đầu tư tăng thêm và không bền vững.
Thiết kế là khâu quan trọng nhưng không phải homestay nào cũng làm tốt. Để thiết kế độc đáo, sáng tạo và thu hút cần có ý tưởng concept, thuê nhà thiết kế, đầu tư mua nội thất, đồ trang trí,… Chi phí đầu tư cho khâu thiết kế cũng rất cao.
Kinh nghiệm xếp giờ nhận phòng, trả phòng trong kinh doanh khách sạn, homestay
Nhìn vấn đề này bằng Phương pháp tư duy ĐỀ HỌC theo hướng: Mục đích nhu cầu khách hàng (dù làm một việc gì cũng vậy, tôi khuyên bạn nên nghĩ tới nhu cầu khách hàng trước).
mục đích chính của khách hàng khi thuê phòng là để ngủ, nên khách sạn thường lấy mốc 12h đêm làm tâm để đảm bảo giấc ngủ ngon. Thời gian sớm hơn hoặc muộn hơn có thể gây ra một số bất tiện, Ví dụ, nếu nhận phòng lúc 8h sáng, người khách cũ sẽ phải gấp rút ăn sáng và nhanh chóng trả phòng, trong khi nếu thời điểm check-out là 16h thì lại quá gần đến giờ ăn tối.
Còn nếu trong trường hợp nhận phòng lúc 17h thì khách sạn cũng không thể yêu cầu khách rời phòng vào 3h vì đó là ban đêm. Thời điểm này cũng ít có khách nào đang tìm phòng, nên khả năng để phòng trống sẽ rất cao.
2 tiếng từ 12h-14 giờ là khoảng giờ bạn cần biết:
Đây là thời gian để cho bộ phận buồng phòng dọn dẹp trước khi khách mới đến. Mỗi phòng sẽ mất khoảng 15-30 phút để dọn dẹp. Tuy nhiên, ở nhiều khách sạn, có thể số lượng nhân viên không nhiều nên sẽ cần phải chia ca, dẫn đến cần phải kéo dài thời gian trống đến 2 giờ đồng hồ.
Người nào thực sự đáng để học hỏi khởi nghiệp Khách sạn và lấy cảm hứng từ họ
Nhìn vấn đề này bằng Phương pháp tư duy ĐỀ HỌC theo hướng: người thành công trong ngành khách sạn (nhưng tôi không nghĩ, bạn sẽ học theo 90% của họ, hãy khác biệt hóa trong trường hợp của bạn).
Tôi thích Lee Su-jin, một người đi lên từ sự nghèo khó, Mồ côi. người làm ứng dụng ứng dụng Hàn Quốc Yanolja. App này mở vào 2005, Yanolja – có nghĩa là “Nào, cùng chơi” trong tiếng Hàn. Công ty đã mở rộng mô hình kinh doanh từ khách sạn lưu trú ngắn ngày sang vận chuyển và gần đây là phần mềm điện toán đám mây giúp các khách sạn và công ty du lịch số hóa quy trình kinh doanh.
Các nguồn thu, lợi nhuận đến từ đâu khi kinh doanh App trong lĩnh vực khách sạn
Nhìn vấn đề này bằng Phương pháp tư duy ĐỀ HỌC theo hướng: đặc thù của loại hình kinh doanh App ( không giống với mô hình dịch vụ kinh doanh khách sạn truyền thống đâu).
từ việc tính phí các khách sạn và công ty du lịch quảng cáo trên nền tảng của mình.
Và cũng có doanh thu từ hoạt động kinh doanh dựa trên đám mây, chẳng hạn như hệ thống quản lý giúp khách sạn quản lý đặt phòng và phân tích dữ liệu lớn dự đoán hành vi của khách hàng
Bắt đầu từ đâu để kinh doanh khách sạn thành công
Nhìn vấn đề này bằng Phương pháp tư duy ĐỀ HỌC theo hướng: Sự liên quan trực diện với các sản phẩm/dịch vụ trong ngành khách sạn (tôi khuyên bạn đừng viển vông hay nghĩ những thứ xa xôi như 1 bản kế hoạch hoành tráng, thậm chí một chiến dịch quảng cáo ồn ã, hãy thực tế)
Tôi đã đã tận dụng mối quan hệ của mình với các nhà cung cấp giấy vệ sinh và chủ khách sạn.
Ý tưởng kinh doanh Khách sạn bốn mùa, hướng đi này có kiếm được tiền không?
Nhìn vấn đề này bằng Phương pháp tư duy ĐỀ HỌC theo hướng: Người đã làm và thành công trong ngành (kinh nghiệm của tôi là đừng thần thánh người thành công, hãy trực quan và công bằng để học hỏi kiến thức từ họ).
Bạn hãy tìm hiểu về người này: Issadore “Issy” Sharp đã khởi đầu được công việc kinh doanh của một khách sạn mà sau này trở thành chuỗi khách sạn Four Seasons (Bốn Mùa) thành công vào hàng bậc nhất trên thế giới.
Vị trí để mở một khách sạn bốn mùa thu hút khách hàng
Nhìn vấn đề này bằng Phương pháp tư duy ĐỀ HỌC theo hướng: Dựa trên nhu cầu tiềm năng của khách hàng với dịch vụ
Bạn có thể chọn vị trí gần những công ty có nhiều nhân viên văn phòng, công ty truyền thông, các tập đoàn.
Yếu tố khởi nghiệp thành công với khách sạn 4 mùa
Nhìn vấn đề này bằng Phương pháp tư duy ĐỀ HỌC theo hướng: Giới hạn vùng nhu cầu khách hàng ( bởi vì bạn sẽ không thể đủ tiền và nguồn lực để làm tất cả, nên lúc đầu hãy giới hạn).
bầu không khí rất sang trọng và trang trí độc đáo sẽ giúp bạn thành công.
Nên phổ biến gì cho nhân viên và những người quản lý khách sạn
Nhìn vấn đề này bằng Phương pháp tư duy ĐỀ HỌC theo hướng: Khách hàng ( họ chính là người trả tiền cho chúng ta, họ nuôi sống cái khách sạn này).
Hãy phổ biến với họ triết lý khách sạn: Đối xử với mỗi khách hàng như vị khách đặc biệt
Bao lâu sau khi mở khách sạn đầu tiên thì nên mở khách sạn thứ 2
Nhìn vấn đề này bằng Phương pháp tư duy ĐỀ HỌC theo hướng: Sự quản lý tốt của khách sạn thứ nhất ( bạn nên di một số nhân lực chủ chốt sang khách sạn thứ 2).
Khoảng thời gian an toàn là 2 năm.