Những ví dụ về các văn bản phong cách ngôn ngữ báo chí

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí có thể khái quát thành: khách quan, chính xác, đơn giản và dễ hiểu. Bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn những ví dụ về các văn bản phong cách ngôn ngữ báo chí.

Những ví dụ về các văn bản phong cách ngôn ngữ báo chí

1, Phải chính xác không được hàm hồ

Sự thật mà báo chí đưa tin phải chính xác và không được sai sót. Không được hàm hồ, ba phải. Khi viết báo chí, ngôn ngữ sử dụng là ngôn ngữ đưa tin sự thật. Là ngôn ngữ truyền tải tin tức. Là ngôn ngữ giải thích vấn đề. Do vậy, khi viết báo chí, nhất định phải câu từ thận trọng. Nắm được ý nghĩa chân thực của các từ, không được có nghĩa khác.




BYTUONG-chuyên trang trên 95.000+ ý tưởng kiếm tiền, kinh doanh, ý tưởng tạo giá trị, lợi ích

—–hoặc—–

***

Tìm hiểu thêm

Báo chí là nói sự thật, do vậy, ngôn ngữ báo chí phải nói rõ thời gian, địa điểm, nhân vật, sự kiện, nguyên nhân, kết quả… Kỵ ngôn ngữ hàm hồ không rõ ràng, lộn xộn lung tung, khiến người khác không nắm được nội dung vấn đề.

2, Phải ngắn gọn, rõ ràng và không chồng chất

Ngôn ngữ báo chí ý yêu cầu cô đọng và xúc tích. Truyền tải nhiều thông tin tin tức nhất bằng ít ngôn từ nhất. Do vậy yêu cầu người viết phải có thói quen luyện chữ. Phải cân nhắc đi cân nhắc lại từng câu từng chữ. Phải viết sao cho nội dung bài báo ngắn gọn nhưng cô đọng xúc tích. Dùng từ đơn giản, dễ hiểu. Có người nghĩ rằng, muốn bài viết sinh động thì phải trau chuốt từ ngữ hoa lệ. Sử dụng một đống các loại tính từ, thán từ… Kết quả, hoa lệ những không chân thực. Biên độ bài viết thì rộng nhưng lượng thông tin lại quá ít. Đây cũng là điều tối kỵ trong phong cách ngôn ngữ báo chí.

>> Trình bày và ví dụ về phong cách ngôn ngữ báo chí (tổng quát bám sát)

Những ví dụ về các văn bản phong cách ngôn ngữ báo chí

3, Phải sinh động nhưng không được trống rỗng

Ngôn ngữ báo chí yêu cầu phải cụ thể, chân thực và đáng tin cậy. Để ngôn ngữ và sự kiện tin tức được thể hiện theo thời gian, không gian, hình thức, màu sắc, thuộc tính, số lượng… Giữ được tính thống nhất cao về nhiều mặt. Cốt truyện, tình tiết và sự kiện được phản ánh có tính nhất quán cao.

Xa rời thực tế, phản bội sự thật, suy đoán chủ quan, tưởng tượng hợp lý… đều là những điều tối kỵ trong phong cách ngôn ngữ báo chí. Nên tránh sử dụng những phong cách ngôn ngữ giải tưởng, công thức hóa…

4, Phải mới mẻ, không được cũ kỹ

Báo chí là người theo đuổi thời đại và ủng hộ ngôn ngữ mới. Ý thức về thời đại là một đặc điểm quan trọng trong ngôn ngữ báo chí. Sự phát triển kinh tế và xã hội nhanh chóng đã dẫn đến sự xuất hiện của một số lượng lớn các từ vựng mới. Những từ vựng mới này vừa là sự phản ánh trực tiếp nhất, nhanh nhất, chân thực nhất đời sống xã hội. Vừa có tính cộng sinh với những thực tế trong đời sống xã hội.

Nếu không có các từ vựng mới này thì sẽ không thể diễn đạt chính xác các hiện tượng xã hội mới đang hot. Do vậy, những người làm báo phải bắt kịp thời đại. Duy trì sự nhạy cảm với những điều mới và từ mới. Đồng thời có thể sử dụng ngôn ngữ đương đại để phản ánh cuộc sống của thời đại. Đặc biệt đối với các bản tin, chúng ta càng phải chú ý đến việc loại bỏ ngôn từ cũ, xây dựng ngôn từ mới. Dùng từ phải chính  xác.

Trả lời