Có rất nhiều loại phong cách ngôn ngữ khác nhau. Bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn về phong cách ngôn ngữ báo chí.
Trình bày và ví dụ về phong cách ngôn ngữ báo chí (tổng quát bám sát)
Đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí đó là: khách quan, thiết thực, ngắn gọn, đơn giản và thông dụng.
(1), Khách quan
Ngôn ngữ khách quan nhằm mục đích truyền đạt ý đồ chủ quan của tin tức báo chí. Tính năng chính của ngôn ngữ báo chí đó là biểu đạt sự thật khách quan. Còn việc nhận thức chủ quan và biểu đạt cảm xúc cá nhân quá mãnh liệt. Ắt sẽ ảnh hưởng đến việc hiểu và nắm bắt của người đọc, người nghe, người xem đối với sự thật.
Đặc trưng khách quan của phong cách ngôn ngữ báo chí chủ yếu thể hiện ở từ trung tính nhiều hơn từ khen chê. Hạn chế tu từ hơn là hình dung. Khẩu khí trần thuật, tường thuật nhiều hơn là khẩu khí cảm thán.
(2), Thiết thực
Sử dụng ngôn ngữ báo chí yêu cầu phải có tính chuẩn xác cao. Cố gắng loại bỏ sự mơ hồ về ngôn ngữ. Nhưng nó không hoàn toàn bài trừ sự mơ hồ về ngôn ngữ. Ví dụ như khi đưa tin về các sự thật, tính thiết thực của ngôn ngữ báo chí đó là: chính xác không sai sót, không phóng đại nói quá, không tam sao thất bản, càng không được giả dối. Tường thuật sự vật, sự việc, viết về nhân vật phải chính xác. Không được lạm dụng từ ngữ khen chê. Ngôn ngữ rõ ràng dễ hiểu, đáng tin cậy và không có sự nghi hoặc.
Trình bày và ví dụ về phong cách ngôn ngữ báo chí (tổng quát bám sát)
(3), Ngắn gọn
Ngôn ngữ báo chí nên ngắn gọn, xúc tích. Tối kỵ dài dòng, không dứt khoát.
>> Nêu ví dụ cho các phong cách ngôn ngữ (thực tế)
(4), Đơn giản
Ngôn ngữ báo chí chú trọng việc đơn giản. Có chân ý, tránh đáng bóng, khoe khoang, phô trương. Không cần thiết phải theo đuổi những từ ngữ hoa mỹ. Cố gắng hạn chế sử dụng tính từ. Không phô trương, hào nhoáng, đáng bóng bản chất sự thật.
(5), Thông dụng
Nội dung sâu sắc, lời lẽ dễ hiểu. Ai đọc cũng dễ hiểu, mang tính phổ biến, thông dụng trong xã hội.
Trình bày và ví dụ về phong cách ngôn ngữ báo chí (tổng quát bám sát)
Phong cách ngôn ngữ báo chí được hình thành nhờ quá trình tích lũy lâu dài. Một bài báo mang tính chuyên nghiệp, chỉ khi hình thành được phong cách riêng độc đáo của mình. Có phong cách ngôn ngữ được những nhóm người nhất định đồng tình và yêu thích. Thì mới có thể tìm được vị thế của mình. Từ đó hình thành phong cách tổng thể của bài báo. Tính chuyên nghiệp của phong cách báo chí thể hiện ở: ngôn ngữ độc đáo, mang tính sâu sắc và nghiêm chỉnh.
Báo chí thường đưa tin về những sự kiện, nhân vật có thật trong đời sống hàng ngày. Do vậy, đòi hỏi chúng phải luôn có tính chân thực nhất định. Ngoài ra đối tượng đọc, nghe và nhìn khá phong phú. Do vậy ngôn ngữ báo chí càng ngắn gọn, càng đơn giản, càng dễ hiểu càng tốt.
Báo chí thường phải ánh sự thật khách quan. Do vậy, phong cách ngôn ngữ báo chí thường không mang cảm xúc chủ quan của người viết. Càng khách quan, càng chân thực càng tốt.