Đầu tư bất động sản du lịch phát triển, chiếm thị phần trong thị trường bất động sản từ nay đến năm 2020

Bất động sản du lịch là kênh đầu tư hấp dẫn, hứa hẹn lợi nhuận cao nếu chủ đầu tư lựa chọn đúng địa bàn đầu tư cũng như tạo ra những loại hình phù hợp với thế hệ khách du lịch mới, đặc biệt trong thời kì công nghiệp 4.0 đã tạo ra những hứa hẹn tăng trưởng mạnh cho thị trường này.

Thị trường bất động sản phát triển

Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng từ 30 – 40%/năm, lọt vào Top các quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới và đứng đầu châu Á. Dự kiến năm 2019, du lịch Việt Nam sẽ đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế.

Những yếu tố này đã tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế đất nước nói chung và tới nhiều ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế. Trong đó, lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là bất động sản du lịch sẽ có sự bùng nổ mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm rất lớn của đông đảo nhà đầu tư trong nước và quốc tế

Từ năm 2014 đến nay, cả nước đã xuất hiện nhiều cơn sốt đầu tư vào bất động sản du lịch  tại các thành phố lớn, các địa phương có tiềm năng du lịch như Hà Nội, TP.HCM, Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Quốc, Đà Lạt… nhờ du lịch tăng trưởng mạnh.

Bên cạnh những tên tuổi lớn như Vingroup và Sun Group, thị trường bất động sản du lịch gần đây thu hút dòng vốn từ những doanh nghiệp trước đây chỉ phát triển nhà ở tại những thành phố lớn.

Novaland vốn được biết đến là nhà phát triển những dự án căn hộ cao cấp đắt khách ở TP. HCM. Nhưng gần đây, đại gia bất động sản này đã “đổi gió” khi công bố chiến lược phát triển giai đoạn tiếp theo với mũi nhọn mới là bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng.

Những thành phố có tiềm năng du lịch lớn như Phú Quốc, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phan Thiết – Bình Thuận, Ninh Thuận, Cam Ranh – Khánh Hòa đều đang nằm trong tầm ngắm của tập đoàn này.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp gặp không tí khó khăn trong quá trình đầu tư, kinh doanh. Trong đó, khó khăn nhất là khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực; thứ nhì là tiếp cận đất đai và giải phóng mặt bằng. Tiếp theo, các khó khăn liên quan đến nguồn vốn là lãi suất; xác đất giá đất và thuế đất.

Đồng thời, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú tầm cỡ quốc tế vẫn còn rất hạn chế. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp lớn đang tập trung phát triển loại hình bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại các địa phương ven biển.

 

 

 

 

 

Trả lời