Làm sao để người khác không hiểu lầm mình? Tránh bị hiểu lầm

Sống trên đời, ai cũng có lúc bị người khác nghĩ oan, hiểu lầm, gây tổn thương. Những lúc ấy, một lời khó nói hết tâm tình. Bạn sẽ làm cách nào để hóa giải hàm oan? 

Không ai muốn mình bị hiểu lầm. Ai cũng thích tranh biện, giải thích cho những nỗi oan ức của mình. Nhưng lúc ấy, giữ im lặng, không nói mới là một thứ độ lượng cao cả nhất. Thật giả, phải trái đã có thời gian kiểm chứng.

Học cách lắng nghe

Lắng nghe không chỉ là nghe đơn thuần; học cách lắng nghe không chỉ nội dung được nói ra mà còn theo cách nào và những thông điệp không lời được gửi gắm trong đó. Để xác định rõ những gì người khác nói và để tránh bất cứ sự nhầm lẫn nào, cần cố gắng không suy nghĩ cần phải nói gì tiếp theo trong khi lắng nghe; thay vào đó hãy tập trung vào thông điệp được gửi gắm. Bạn bè, đồng nghiệp và những người quen biết khác sẽ đánh giá cao kỹ năng lắng nghe kỹ càng của bạn.

Cố gắng giải quyết xung đột

Một trong những kỹ tránh hiểu lầm hiệu quả là kỹ năng khắc phục và giải quyết những vấn đề và mâu thuẫn phát sinh. Bạn cũng cần trở thành một nhà trung gian hòa giải và một nhà thương thuyết có hiệu quả. Bạn hãy sử dụng những kỹ năng lắng nghe để nghe hiểu cả hai bên trong bất cứ tranh luận nào – Động viên và tạo điều kiện cho mọi người nói chuyện với nhau. Bạn nên cố gắng không được thiên vị hay phán xét thay vào đó cần đơn giản hóa để giải quyết xung đột.

Thể hiện tiếng nói

Lên tiếng không có nghĩa là to tiếng hay viết thư tố cáo đồng nghiệp/sếp lên cấp trên. Thay vào đó, bạn có thể nói chuyện riêng với đồng nghiệp, người quản lý về phần công việc “quá tải” của mình.

Đừng nghĩ làm như vậy sẽ khiến mọi người hiểu lầm bạn là người thiếu năng lực, có chút áp lực cũng không chịu được. Hãy nhớ mỗi người đều có trách nhiệm công việc riêng, người khác không thể “sai vặt” bạn để có thêm thời gian “tám chuyện” hay giải quyết việc riêng. Bạn cần học cách nói “không” để bảo vệ chính mình.

Không nhất thiết phải “xù lông” hay tỏ rõ thái độ khó chịu nhưng khi ai đó nhờ bạn làm cùng một việc đến ba lần, hãy mỉm cười nói một cách lịch sự rằng bạn rất muốn giúp nhưng bạn có quá nhiều việc và không thể tập trung giúp đỡ họ được.

Trong cuộc sống và giao tiếp ứng xử hàng ngày, con người luôn phải ứng phó với rất nhiều tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc rất phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Giao tiếp ứng xử khôn khéo, tế nhị, và tạo lập quan hệ hiệu quả được xem như bí quyết thành công trong cuộc đời, trong công việc của mỗi người. Việc giao tiếp hiệu quả giúp chúng ta thể hiện bản thân mình một cách tích cực. Từ đó bạn sẽ tạo ấn tượng tốt với người xung quanh.

 

 

Trả lời