Mất 11 Năm chỉ mở được 50 cửa hàng, nhưng khi tìm được ra công thức thành công, thương hiệu Cafe đã mở mới 240 cửa hàng vào những năm sau đó

Mất 11 Năm chỉ mở được 50 cửa hàng, nhưng khi tìm được ra công thức thành công, thương hiệu Cafe đã mở mới 240 cửa hàng vào những năm sau đó

Tại việt Nam, có thể nói mỗi ngày đều có rất nhiều ý tưởng startup liên quan đến quán cà phê. Nhưng không phải thương hiệu Café nào cũng có thể tự mình trụ vững khi mà sức cạnh tranh trong thị trường này vô cùng khốc liệt.

Những năm gần đây, một số thương hiệu Café đi lên từ startup cũng bắt đầu góp mặt cùng những thương hiệu lớn trước đây trong bảng xếp hạng những thương hiệu Café thành công nhất tại thị trường Việt Nam như là Cộng Cà phê, The Coffee house. Ngoài ra một số thương hiệu lớn hơn như Highlands, Trung Nguyên hay các ông lớn nước ngoài như Starbucks, Coffee Bean cũng cạnh tranh với nhau không kém.

Theo như những số liệu được Công ty Cổ Phần Ngiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (Viết tắt là VIRAC), mặc dù thời gian đầu thương hiệu The Coffee House dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng cửa hàng và doanh thu nhưng sau đó Highlands đã xoay chuyển trở mình thành thương hiệu duy nhất dẫn đầu về số lượng cửa hàng tại Việt Nam nằm tại những vị trí đắt giá cả ở ngoài trời và trung tâm thương mại, với hơn 240 cửa hàng thông qua hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại, doanh thu vượt xa các đối thủ của mình.

Thương hiệu Café Highlands được thành lập từ năm 2000, bắt đầu bằng việc chỉ bán các sản phẩm cà phê đóng gói, nhưng sau đó chuyển hướng mở rộng theo dạng hệ thống bán lẻ và chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất Việt Nam như hiện nay.

>> Ô tô Vinfast của Phạm Nhật Vượng đang ở đâu? Thị trường xe hơi dân Việt thích xe nhập hơn, doanh số xe nhập ngoại vượt trội hơn hẳn

Sự thành công trong quá trình khởi nghiệp của thương hiệu cà phê Highlands nằm ở đâu?

Trước những năm 2011, nhờ vào việc định vị phân khúc nhóm khách hàng, thương hiệu một cách thường xuyên đồng thời lựa chọn đặt cửa hàng ở những vị trí thuận lợi cho kinh doanh, Highlands dần bắt đầu tăng được độ nhận diện thương hiệu của mình với hơn 50 cửa hàng.

Thời điểm chuyển mình cho thấy sự thành công lớn một cách rõ ràng của thương hiệu này là khi Jollibee thông qua công ty con của mình là JSF để mua lại 60% bộ phận kinh doanh công ty mẹ của Highlands là Tập đoàn Việt Thái Quốc tế tại Hồng Kông và 49% cổ phần từ công ty Việt Thái

Sau khi có sự góp mặt của Jollibee, Highlands đã có những thay đổi về việc phân khúc khách hàng từ chỉ phục vụ nhóm khách hàng cao cấp nay thương hiệu này mở rộng tới nhiều nhóm đối tượng khách hàng, tầng lớp sinh viên, văn phòng, giới trẻ; thiết kế trong quán cũng thay đổi theo chiều hướng tối giản nhưng vẫn giữ được sự sang trọng; sô lượng bàn được tăng lên; menu phân thành từng nhóm để khách hàng dễ dàng lựa chọn; Highlands vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh về vị trí kinh doanh tại các trung tâm thương mại, ngã tư ngã ba lớn, vị trí đắc địa; đồng thời kết hợp với hình thức kinh doanh nhượng quyền. Chính từ đó, giúp cho chỉ sau 7 năm Highlands đã có hơn 240 cửa hàng trên toàn quốc

Trả lời