Ý tưởng kinh doanh thời trang chục tỷ ở Việt Nam

Thời trang 'mỳ ăn liền' đổ đến, kiếm triệu USD từ Việt Nam

Thị trường thời trang Việt Nam đang đón nhận những làn sóng mãnh mẽ từ nhiều thương hiệu lớn trên thế giới, chứng tỏ một thị trường tiềm năng, tăng trưởng mạnh với nhiều khoảng trống còn bỏ ngõ.

Chỉ mới khai trương vào cuối năm 2019, Uniqlo đã có kế hoạch Bắc tiến để mở rộng quy mô kinh doanh. Trước đó, hai thương hiệu thời trang thế giới là H&M và Zara cũng đã có mặt tại Việt Nam. Và còn nhiều đơn vị khác đang chia nhau 60% thị phần dành cho sản phẩm tầm trung và cao cấp. Như vậy, cơ hội cho ngành may mặc nội địa còn đến 40%.

Theo dự báo, mức chi tiêu dành cho thời gian của người Việt trong thời gian tới có thể tăng đến 10%. Theo đó là tốc độ tăng trưởng của dân số trẻ và nền kinh tế đang nổi, cùng cộng hưởng tạo nên sức hút của thị trường thời trang Việt Nam. H&M từng chia sẻ, họ tham vọng trở thành điểm đến thời trang hàng đầu tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Trở ngại lớn nhất đối với ngành bán lẻ vẫn là mặt bằng. Chỉ trong 2 năm, giá thuê đã tăng gấp đôi, gây trở ngại đến kế hoạch phát triển chuỗi của nhiều thương hiệu. Tuy nhiên, mở rông chuỗi lại là phương án hiệu quả để tăng nhận diện thương hiệu, giúp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và tăng doanh thu. Điều này tạo nên một thị trường năng động, có những thương hiệu mới xuất hiện và tương ứng, có những sẽ rời đi. Cơ hội sẽ dành cho những ai thực sự muốn nắm bắt.

Trả lời