Kinh doanh gì ở Huyện miền núi tại Việt Nam là phù hợp

Kinh doanh gì ở Huyện miền núi tại Việt Nam là phù hợp

Miền núi ở Việt Nam được biết đến như là một vùng khó khăn trong việc phát triển kinh tế. Có rất nhiều lý do để dẫn đến sự khó khăn ấy như thiên tai, thời tiết, đặc điểm địa phương, hệ thống giao thông giao thông không thuận lợi và trình độ dân trí còn chưa đồng đều. Vậy với những điều kiện và đặc điểm như vậy, kinh doanh gì ở huyện miền núi Việt Nam là phù hợp.

Những điều kiện cần có để có thể phát triển kinh doanh, xây dựng kinh tế ở các tỉnh miền núi Việt Nam

Để có thể phát triển kinh tế ở các xã miền núi, đầu tiên cần xây dựng và củng cố hệ thống giao thông nối giữa miền xuôi và miền núi. Như vậy việc vận chuyển và buôn bán sẽ diễn ra thuận lợi và thường xuyên hơn, đảm bảo việc kinh doanh được ổn định.

Cần phổ cập kiến thức cho người dân bản địa nơi đây, một phần cải thiện trình độ dân trí, một phần giúp tạo công ăn việc làm, nâng cao mức thu nhập cho người dân nơi đây. Có rất nhiều người xuôi nhìn thấy được những lợi thế phát triển kinh tế của miền núi nên đã có những ý tưởng kinh doanh, vừa giúp cho việc phát triển kinh tế, vừa tạo việc làm cho người dân.

Tận dụng những đặc điểm địa phương và lợi thế nơi đây để bắt đầu kinh doanh.

Một số ý tưởng kinh doanh phù hợp ở miền núi Việt Nam

Khác với miền xuôi, miền núi có những nét đặc trưng, lợi thế và văn hóa riêng. Vì vậy, hãy dựa vào những điểm này để phát triển những ý tưởng kinh doanh nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống của người dân bản địa nơi đây.

1, Phát triển du lịch miền núi

Xu hướng phát triển du lịch miền núi đang ngày càng được mở rộng. Tận dụng những đặc điểm địa phương như: nét văn hóa truyền thống của người dân tộc, những cảnh đẹp tự nhiên của vùng núi, hay khám phá rừng nguyên sinh,… để khai thác du lịch.

Ví dụ như Sapa, là một trong những thành phố du lịch miền núi điển hình. Sapa là nơi tập trung sinh sống của người dân tộc H’mông, Dao,… Ở đây vẫn còn rất nhiều bản của người dân tộc còn giữ nguyên si những nét văn hóa đặc trưng như bản Cát Cát, bản Sín Chải,…Nó giúp thu hút du khách ghé thăm và tìm hiểu về những nét văn hóa này. Từ đó có thể phát triển du lịch bằng việc mở các tour tham quan xung quanh các bản làng này.

Đặc sản của miền núi không thể không kể đến đó chính là núi rừng. Bạn có thể dựa vào đặc sản này để mở các tour leo núi, thám hiểm lên những ngọn núi được phép khai thác du lịch. Bạn nên hợp tác cùng với người dân bản địa để mọi việc diễn ra thuận lợi hơn và giúp tạo công ăn việc làm cho người dân tộc nơi đây.

2, Kinh doanh ăn uống

Với việc phát triển của ngành du lịch, kinh doanh ăn uống tại đây sẽ là một lợi thế.

Lượng khách du lịch thường xuyên ghé đến sẽ có nhu cầu dử dụng các dịch vụ ăn uống, đặc biệt là những món ăn truyền thống của địa phương. Vì vậy, bạn có thể mở một cửa hàng ăn hoặc một quán cà phê tại đây, với thiết kế độc đáo thể hiện được nét đặc trưng của dân tộc bản địa sẽ giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Kinh doanh hàng ăn uống sẽ mang lại lợi nhuận khủng cho bạn tại một điểm du lịch miền núi như thế này.

3, Kinh doanh homestay, nhà nghỉ, khách sạn

Kinh doanh homestay cũng là một trong những dịch vụ kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận ở miền núi này. Khai thác cảnh quan, vẻ đẹp hoang sơ nơi đây cùng với nhu cầu khách hàng lớn, bạn có thể mở một homestay ở đây với view về những cánh rừng, phòng ở đơn giản nhưng hiện đại là sạch sẽ. Nó sẽ giúp bạn thu hút lớn một lượng khách ghé thăm.

>> Kinh doanh gì với 200 triệu ở quê, cơ hội kinh doanh gì ở nông thôn

4, Kinh doanh dược liệu, cây thuốc

Một trong những điểm mạnh của các huyện vùng núi đó là việc tiếp cận với hệ sinh thái rừng rất thường xuyên. Việc tìm thấy những dược liệu làm thuốc, cây thuốc quý là điều có thể thực hiện ở đây. Bạn có thể dựa vào điểm này để hợp tác với những người dân tộc địa phương hay đi rừng để mua những dược liệu, cây thuốc quý mang về dưới xuôi bán.

Có những cây thuốc chỉ có ở miền núi nên bạn sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh khi kinh doanh dược liệu miền núi này. Hãy suy nghĩ đến ý tưởng này nếu bạn có ý định kinh doanh tại một huyện miền núi của Việt Nam.

5, Kinh doanh các sản phẩm truyền thống

Người dân tộc có rất nhiều những sản phẩm truyền thống độc đáo và đẹp mắt như các sản phẩm được dệt bằng thổ cẩm, quần váo, váy, khăn,…

Những người dân tộc bản địa hoặc bạn có thể hợp tác cùng những người dân bản địa làm ra những sản phẩm truyền thống, sau đó đem về dưới xuôi bán. Hoặc nếu tại thành phố, huyện miền núi đó đã có tiềm năng phát triển du lịch, bạn có thể mở một cửa hàng chuyên bán những sản phẩm, quần áo truyền thống của người dân tộc nơi đây để du khách có thể ghé thăm mua làm quà hoặc làm kỷ niệm.

6, Kinh doanh các sản phẩm rừng được phép khai thác

Các sản phẩm, mặt hàng rất được nhiều người ưa thích sử dụng. Bạn có thể bắt đầu việc kinh doanh ở miền núi bằng cách kinh doanh các sản phẩm rừng được phép khai thác ví dụ như lan rừng làm cảnh, hoặc mật ong rừng, măng rừng, chuối rừng,…

Với công việc này đòi hỏi bạn cần sự hỗ trợ từ những người dân bản địa thường xuyên đi rừng để đảm bảo an toàn và với sự thành thạo trong rừng, họ sẽ tìm được nhiều sản phẩm cho bạn hơn.

Bạn có thể một cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm rừng, đồng thời kết hợp với việc bán hàng online trên các trang mạng xã hội để tăng sản lượng tiêu thu, tăng doanh thu.

7, Chăn nuôi, trồng trọt

Dựa vào những đặc điểm tự nhiên của địa phương để bạn có thể phát triển bằng việc thử trồng hoặc chăn nuôi một giống cây trồng vật nuôi nào đó.

Ví dụ như với các tỉnh miền núi Tây Nguyên, tận dụng đặc điểm địa phương có đất đỏ bazan rất phù hợp cho sự phát triển của các loại cây nông nghiệp như cà phê, cao su, tiêu,… người dân nơi đây là lựa chọn những giống cây này để canh tác.  Những sản phẩm nông sản này mang lại nguồn thu nhập khá ổn định cho người dân nơi đây.

Miền núi Việt Nam còn nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như đời sống của người dân. Dựa vào những đặc điểm và lợi thế của vùng núi đó để tìm ra những giải pháp cũng như ý tưởng kinh doanh phù hợp giúp phát triển kinh tế cũng như cải thiện đời sống của người dân nơi đây. Dù bạn quyết định kinh doanh bất kỳ ngành nghề hay sản phẩm nào, hãy luôn đảm bảo không làm mất đi vẻ đẹp truyền thống văn hóa vốn có của người dân bản địa nơi đây. Phát triển kinh tế luôn song hành với việc bảo vệ và giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này của Bytuong.com sẽ giúp bạn có những lựa chọn phù hợp cho ý tưởng kinh doanh tại các huyện miền núi ở Việt Nam.

Trả lời