Việc xây dựng các mô hình kinh tế – tài chính là việc làm cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia. Với mỗi đặc điểm, tính chất riêng của từng khu vực mà các mô hình tài chính – kinh tế sẽ được thành lập với quy mô, chức năng khác nhau.
Trên thế giới đã có rất nhiều mô hình đặc khu nổi tiếng và thành công. Điển hình như Trung Quốc với có khu: Thâm Quyến, Thượng Hải, Hùng An, Hải Nam… Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất đã lập tới 45 khu, riêng Dubai đã có đến 26 đặc khu riêng,…Malaysia cũng đã áp dụng mô hình đặc khu từ 10 năm trước, Indonesia mang lại nhiều thành công với 10 đặc khu ven biệt. Ngay cả các nước có sự phát triển cao như Mỹ, Đức, Nhật Bản, cũng đã xây dựng các đặc khu riêng về công nghệ cao để có thể thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này.
Mỗi quốc gia sẽ có một hình thức xây dựng đặc khu riêng dựa vào vị trí địa lý, tình hình kinh tế, văn hóa – đời sống của mỗi cộng đồng mà sẽ có những mô hình đặc khác nhau. Tuy nhiên, những mô hình đều được xây dựng trên nền tảng 3 yếu tố: được phép tự quản, tách biệt với các cơ quan quản lý hành pháp, lập pháp, tư pháp; giảm thiểu bộ máy hành chính và các thủ tục hành chính rườm ra, phức tạp; cần xây dựng được bộ máy quản lý khoa học, mang lại hiệu quả cao.
Hiện nay, có 3 mô hình khá phổ biến đó là: mô hình quản lý tách biệt (ở đây, chức năng quản lý ở địa phương sẽ bị tách biệt hoàn toàn với chức năng quản lý đặc thù của mỗi cơ quan. Việc này sẽ tạo ra được một cơ quan chuyên trách, giải quyết nhanh gọn những vấn đề của đặc kh mà không phải chờ đợi hay quy quy trình phức tạp).
Mô hình quản lý tập trung thì chức năng quản lý đặc khu cũng sẽ được giao lại cho chính quyền địa phương. Vì thế, để làm được điều này đòi hỏi địa phương đó phải xây dựng lại bộ máy quản lý sao cho thật hợp lý và khoa học. Đáp ứng được những yêu cầu và khó khăn mà đặc khu đề ra.
Cuối cùng là mô hình quản lý hỗn hợp là sự tổng hợp, hòa lẫn của 2 mô hình trên. Đây là mô hình được khá nhiều nước trên thế giới áp dụng và đã thành công.
Với việc đang xây dựng dự thảo về đặc khu Kinh Tế ở Việt Nam thì vấn đề cấp thiết chúng ta cần giải quyết đó là xây dựng và tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước sao cho hiệu quả nhất, tạo động lực phát triển kinh tế cho các đặc khu.
Bài học từ các nước thành công cũng như thất bại với mô hình đặc khu là điều chúng ta cần chú ý và ghi nhớ cái gì nên học cái gì nên tránh. Nếu thành công, nó sẽ tạo ra cú bật lớn, là điêm sáng về kinh tế cho mỗi quốc gia.