Hiệu quả kênh phân phối mang lại cho doanh nghiệp được đánh giá như thế nào

Kênh phân phối là một nhóm các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Kênh phân phối bao gồm: nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý… và người tiêu dùng
Tầm quan trọng của phân phối
Do các trung gian thực hiện chức năng phân phối nên kế hoạch Mar sẽ khác nhau khi lựa chọn phương thức phân phối khác nhau.
Những quyết định có ảnh hưởng đến nỗ lực Mar
Làm cho sản phẩm lưu thông thông suốt, nhanh chóng, dễ xâm nhập thị trường.
Chi phí và lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng bởi các quyết định lựa chọn kênh phân phối

Anh Thanh Bình (Hà Nội) chia sẻ “theo tôi nghĩ, công ty đều muốn đưa sản phẩm của họ ra thị trường để có doanh thu và lợi nhuận, từ đó mới xoay vốn và tái sản xuất tiếp. vì có nhiều doanh nghiệp mà nơi sản xuất ra sản phẩm cách xa thị trường tiêu thụ nên họ nhất thiết phải xây dựng hệ thông đại lý cấp 1 và 2 cho họ. Càng nhiều cấp thì giá bán sản phẩm sẽ tăng lên nhưng mạng lưới sẽ phủ rộng hơn . có thể lấy ví dụ đại lý cấp 2 các sản phẩm của công ty A chẳng hạn- chuyên cung cấp sản phẩm bột giặt thì đại lý cấp 2 là các tiệm tạp hóa, cấp 1 là các nhà cung cấp có mặt bằng chứa lớn như các siêu thị, các tiệm tạp hóa có mặt bằng lớn. “

Các kênh phân phối sẽ có những ưu nhược điểm sau
Ưu điểm: Người mua – cảm thấy yên tâm vì được mua tận gốc, không qua trung gian, việc kêu ca phàn nàn hoặc xin tư vấn cũng được trả lời trực tiếp, độ tin cậy cao hơn.
Người bán – được tiếp nhận trực tiếp ý kiến khách hàng nên việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và sản xuất sẽ kịp thời hơn, các dự báo thị trường có độ chính xác lớn hơn, đồng thời cũng có nhiều cơ hội tìm các hướng mới.
Nhược: Chi phí đội ngũ giao hàng, bán hàng, tư vấn, giải quyết (nói chung là nhân sự) lớn, từ đó dẫn đến các chi phí hoạt động, quản lý cũng lớn.

Từ đó chúng ta có 5 tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu quả của kênh phân phối đó là mức độ bao phủ, tốc độ bao phủ, mức độ hụt hàng, chi phí phục vụ, độ tươi của sản phẩm, ….. chỉ khi đánh gia qua các tiêu chí này chúng ta có biết kênh phân phối của doanh nghiệp có đang làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình hay không.

Chia sẻ về kênh phân phối của doanh nghiệp Việt, chị Nhung (Sài Gòn) chia sẻ “Sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam rất thấp vì chất lượng và hình thức mẫu mã không tốt so với hàng ngoại nhập nên về mặt giá trị và giá trị sử dụng kém, chúng ta thua ngay tại sân nhà. Bạn công bình mà quan sát nhé , mặc dù nhà nước đưa ra chính sách người Việt dùng đồ người Việt, nhưng trong cơ quan nhà nước hoàn toàn dùng đồ ngoại quốc. Ngay xăng máy bay của nhà lọc dầu Dung Quốc sản xuất ra cũng bị tồn kho quá lớn , nếu tiếp tục y công xuất sản xuất thì không có chỗ chứa, các công ty hàng không Việt Nam không thích mua xăng của nhà máy Dung Quốc. Hàng Việt Nam chưa tinh xảo, những mặt hàng Việt Nam khi mới sản xuất thì rất tốt , nhưng một gian sau thì chạy theo lợi nhuận nên không ra gì nữa , người ta mới mua cái quạt máy về dùng mới vài hôm đã bung vành, có chiếc cháy cả mô tơ. Vì những lý do đó nên sức cạnh tranh của hàng Việt Nam rất kém với hàng ngoại nhập ngay trong thị trường quốc nội .’

 

 

Trả lời