Mới đây, ngân hàng Standard Chartered vừa công bố nghiên cứu của mình. Theo đó, họ cho rằng vào năm 2030 thu nhập bình quân của người Việt Nam sẽ là 10.400 USD. Một con số khá bất ngờ, bởi với mức tăng này chúng ta cao gần gấp đôi so với Ấn Độ và gấp rưỡi so với Philippines.
Được biết, nghiên cứu này được thực hiện bởi 2 chuyên gia Madhur Jha và David Mann thuộc ngân hàng Standard Chartered, được công bố chính thức vào 12/5 vừa qua. Trong nghiên cứu của mình, hai vị chuyên gia này khẳng định, 2020 sẽ là thời kỳ của cả Châu Á, với mức tăng trưởng bình quân của mỗi khu vực là 7%. Mà cụ thể là các nền kinh tế Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Myanmar và Philippines đều có mức tăng tương đương, với sự tăng trưởng đó, tổng sản phẩm quốc nội sẽ tăng gấp đôi sau 10 năm nữa.
Chính nhờ sự tăng trưởng đó, thu nhập bình quân đầu người của người dân cũng tăng theo. Theo đánh giá của Standard Chartered, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng mạnh t từ 2.500 USD vào năm 2018 (khoảng 58 triệu đồng) lên đến 10.400 USD vào năm 2030 (khoảng 243 triệu đồng), nếu chúng ta có thể duy trì sự phát triển ổn định với mức tăng trưởng là 7% cùng với đó sự gia tăng dân số được bình ổn. Và việc này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ là nước dẫn đầu trong những nước có mức tăng trưởng tương đương. (cao gần gấp đôi so với Ấn Độ và gấp rưỡi so với Philippines).
Một điều khá bất ngờ trong nghiên cứu này là cái tên Trung Quốc không hề xuất hiện. Giai thích cho nguyên nhân này, Standard Chartered cho rằng, sự tăng trưởng của Trung Quốc đăng có dấu hiệu chậm lại, mục tiêu tương lai của họ là tăng mức thu nhập bình quân đầu người, 5,5% là tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ trong năm 2020. Cường quốc thứ 2 thế giới đang hướng đến những mục tiêu cao hơn, tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ đang có xu hướng giảm nhưng đây vẫn là con rồng Kinh tế khổng lồ của Châu Á.
Hai chuyên gia Madhur Jha và David Mann cũng cho rằng, việc tăng mức thu nhập bình quân đầu người sẽ giúp bình ổn cuộc sống, giải quyết được nhiều vấn đề xã hội, những bất ổn về mặt chính trị, hay những xung đột không đáng có. Khi điều kiện cuộc sống được cải thiện, con người ta cũng trở nên thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế không phải là câu trả lời giải quyết được tất các vấn đề như xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng, tội phạm hay ô nhiễm, nó chỉ khiến mọi thứ dễ dàng hơn phần nào mà thôi. Muốn xã hội phát triển ổn định và công bằng còn cần rất nhiều yếu tố tác động, mà quan trọng nhất ở đây chính là nỗ lực của con người.