Trong các nhân tố thành công của người do thái, mượn thế mượn lực là một khâu hết sức quan trọng. Dù bất cứ việc gì cũng không thể một bước lên trời nhưng con đường lên trời lại có hàng vạn lối. Mượn thế mượn lực là một con đường vừa nhanh vừa tiết kiệm sức lực. Vậy những người do thái họ mượn thế và mượn lực như thế nào?
1, Michel Furible
Tổng công ty ngũ cốc lục địa do Michel Furible một người Do Thái kinh doanh, có thể từ một công ty thực phẩm nhỏ phát triển thành một doanh nghiệp giao dịch đa quốc gia lớn nhất thế giới chủ yếu là do ông biết cách mượn trợ lực từ những công nghệ thông tin tiên tiến và một lượng lớn nhân tài cao cấp am hiểu về kỹ thuật.
Ông không ngại chi phí cao, không ngừng áp dụng các thiết bị thông tin tiên tiến nhất trên toàn cầu. Dám bỏ ra mức lương cao để mời gọi những người nhân tài quản lý kinh doanh thực sự đến công ty làm việc.
Điều này khiến thông tin tin tức trong công ty của ông trở nên linh hoạt, thao tác kỹ xảo điêu luyện, khả năng cạnh tranh luôn cao hơn người khác một bậc.
Mặc dù ông phải trả giá rất nhiều để có được những lợi thế này nhưng số tiền mà những sức mạnh và trí tuệ mà ông đã mượn lực này kiếm lại được cho ông luôn vượt xa so với những gì ông đã bỏ ra. Đúng là “thả con săn sắt, bắt con cá rô”.
Đến tận ngày hôm nay, chúng ta vẫn có thể học hỏi chiến lược mượn thế mượn lực để kinh doanh này của Michel Furible để mượn sức mạnh và trí tuệ giúp sự nghiệp của mình có thêm sức cạnh tranh cao hơn người khác một bậc.
Ví dụ: Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và kỹ thuật và trước sự biến đổi khôn lường của thị trường, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không biết phải tuyên truyền quảng bá sản phẩm của mình như thế nào? Và làm thế nào để tìm kiếm được nhiều đối tác hợp tác hơn nữa?
Trước tình thế này, mượn thế mượn lực chính là phương pháp tốt nhất. “Đóng thuyền ra biển không bằng mượn thuyền ra khơi”, những việc thuộc về chuyên ngành nên giao phó cho những công ty chuyên nghiệp đảm nhiệm, như vậy mới giành được chiến thắng gấp bội.
Doanh nghiệp tìm nhà phân phối, đại lý hiện đang là một loại hình dịch vụ hoàn toàn mới, đây là mô hình doanh nghiệp mượn trợ lực từ những công nghệ kỹ thuật hiện có để tiến hành tổng hợp và phân bổ nguồn tài nguyên một cách tối ưu, đột phá hạn chế nguồn tài nguyên thiếu hụt của bản thân, từ đó thực hiện việc doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và vượt bậc.
Tóm lại, sự xuất hiện của các nhà phân phối, đại lý là phương pháp phát triển tốt nhất để giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là con đường mà không ít các doanh nghiệp bắt buộc phải trải qua.
2, John D. Rockefeller
Công ty của John D. Rockefeller ngày càng phát triển, không ngừng đi lên, nhưng do khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, tài lực có hạn nên luôn ở thế yếu hơn so với một số đối thủ cạnh tranh khác. Điều này khiến cho ước mơ luyện dầu độc quyền và kế hoạch bán hàng của ông phải tạm gác sang một bên.
Thông qua công tác điều tra và phân tích cẩn trọng, John D. Rockefeller cho rằng: “Vùng sản xuất nguyên liệu của các công ty dầu mỏ khi cần dùng tới đường sắt thì dùng, khi không cần tới liền bỏ mặc không quan tâm đến, rất bất thường khiến ngành đường sắt nhiều khi không có việc làm, thu nhập từ vận chuyển cũng vô cùng bấp bênh. Một khi ký kết hợp đồng cam kết bảo đảm lượng dầu vận chuyển mỗi ngày, đối với ngành đường sắt mà nói chẳng khác nào hạn hán gặp cơn mưa rào. Khi đó, công ty đường sắt ắt sẽ giảm giá cho tôi. Bí mật giảm giá này chỉ có tôi và công ty đường sắt hai bên biết. Các công ty khác ắt sẽ bị đánh bại trong công cuộc cạnh tranh giá vận chuyển này, vậy thì ngày độc quyền giàu mỏ trong giới kinh doanh là chuyện trong tầm tay”.
Sau này, John D. Rockefeller cân nhắc giữa Jay Gould và Cornelius Vanderbilt hai ông trùm lớn trong ngành đường sắt và đã quyết định lựa chọn bá chủ đường sắt Cornelius Vanderbilt tham lam vô độ làm đối tượng đàm phán.
Cuối cùng hai bên thống nhất thỏa thuận: John D. Rockefeller bảo đảm mỗi ngày sẽ vẫn chuyển 20 toa xe dầu mỏ, nhưng phía công ty đường sắt phải chiết khấu 20% chi phí.
Điều này không chỉ thủ tiêu chính sách độc quyền đường sắt mà còn giảm thiểu chi phí dầu mỏ, giá cả phải chăng giúp John D. Rockefeller mở rộng thị trường, tăng nhanh sức cạnh tranh và giúp ông bước lên một tầm cao mới trong việc nắm bắt mục tiêu vĩ mô kiểm soát thị trường dầu mỏ thế giới.
John D. Rockefeller là người yếu thế trong những người cùng ngành và đối thủ cạnh tranh, nếu ông trưc tiếp đối mặt với đối thủ cạnh tranh thì ông chưa chắc đã thắng lợi.
Nhưng ông đã vận dụng chiến thuật mượn thế mượn lực một cách khéo léo đó là sức mạnh của kẻ thứ 3 bá chủ đường sắt để vượt lên đối thủ cạnh tranh bằng mức giá rẻ thực hiện ước mơ “cá bé nuốt cá lớn”.
>> 2 Kiểu tư duy “Thần” của Người Do Thái (làm ông chủ cần biết)
Nhân loại kể từ khi bước trên con văn minh đã luôn tìm kiếm các phương pháp mượn thế mượn lực. Nguyên lý đòn bẩy càng là một loại phát minh quan trọng trong phương pháp mượn lực của nhân loại. Sau đó còn xuất hiện thêm nguyên lý ròng rọc.
Cùng với sự phát triển tiến bước đi lên của thời đại, con người đã biết cách kết hợp các loại ròng rọc lớn nhỏ lại với nhau để dùng sức mạnh nhỏ nhất để kéo được các vật thể nặng nhất.
Ngày nay, chỉ cần một người ngồi trên ghế xe nâng là hoàn toàn có thể nâng lên hạ xuống những khung giá thép và container nặng hàng trăm nghìn tấn. Tác dụng của nhân loại khi dựa vào trí tuệ đó là giúp con người phát huy tối đa sức mạnh của mình.
Trong tất cả các hoạt động của nhân loại, bất cứ một sự nghiệp thành công nào cũng đều vận dụng nguyên lý ròng rọc, mượn sức mạnh của người khác khiến năng lực của bản thân phát huy hiệu quả tối đa.
Tất cả các doanh nghiệp lớn đều có chung một sở trường đó là có con mắt nhìn người, có thể nắm bắt được ưu điểm của người khác, để phân bổ và sắp xếp mỗi người nhân viên vào những vị trí thích hợp khiến sức mạnh và trí tuệ của họ có thể phát huy một cách tối ưu nhất.
Vua thép Andrew Carnegie đã từng viết trước một văn bia như sau: “Người ngủ ở đây là người giỏi việc tìm tòi và thông minh hơn ông”.
Đúng vậy, Andrew Carnegie từ một công nhân sắt thép bình thường trở thành ông vua thép, là do ông biết cách phát hiện ra nhiều nhân tài ưu tú làm việc cho ông, khiến hiệu suất làm việc của ông tăng lên gấp hàng trăm hàng vạn lần.
Người Do Thái hiểu rõ rằng, bất cứ ngành nghề gì cũng không thể một bước lên trời, nhưng lại có rất nhiều phương pháp và con đường để lên trời, chỉ cần phương pháp phù hợp là có thể tiết kiệm sức lực. Khéo léo và tinh tế trong việc mượn thế, mượn lực chính là một trong những bí quyết thành công lớn nhất.
3, Daniel K. Ludwig
Người Do Thái ở nơi đất khách quê người, bị kỳ thị và xa lánh. Họ không có đất, có quyền, có thế, nên trong suy nghĩ của những người bình thường, họ muốn mở mày mở mặt là điều hết sức hoang tưởng.
Nhưng trên thực tế, người Do Thái bằng trí tuệ linh hoạt phi phàm, bản tính cần cù, nhẫn nại đã hoàn thành xuất sắc công tác tích lũy nguồn vốn ban đầu và trở thành người giàu.
Ông trùm người Do Thái Daniel K. Ludwig đã lợi dụng các phương pháp phi thường này để làm giàu và có được sự nghiệp vĩ đại thông qua việc lợi dụng tiền bạc của người khác một cách tinh tế và khéo léo.
Daniel K. Ludwig có tàu chở dầu trọng tải lớn nhất trên thế giới, ngoài ra ông còn kiêm thêm nhiều ngành nghề kinh doanh khác như: du lịch, bất động sản và khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên…
Daniel K. Ludwig lần đầu tiên kinh doanh chỉ là kinh doanh một chiếc tàu cũ, sau này ông gặt hái được thành công là nhờ việc ông tìm thấy diệu kế quan trọng trong việc mượn thế của người khác để khiến mình trở nên lớn mạnh hơn một cách tinh tế và khéo léo.
Ông mất rất nhiều công sức để nhờ người khác trục vớt chiếc tàu động cơ dầu dài gần 8 m bị chìm sâu dưới đáy biển đã rất lâu của người khác. Sau đó mất 4 tháng để sửa chữa lại và cho người khác thuê, ông thu về 50 đô la Mỹ từ việc làm đó. Điều này khiến ông rất vui và càng vui hơn nữa khi cha ông cho ông vay tiền, ông hiểu rằng vay tiền là một điều vô cùng quan trọng đối với một người khởi nghiệp nghèo xác xơ như ông.
Thế nhưng, khi vừa mới bắt đầu khởi nghiệp, ông thường nợ nần chồng chất, thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Ông chưa thể bứt phá những tư duy bình thường để đạt tới một cảnh giới hy vọng mới.
Đến khi bước sang tuổi 30, tư duy của ông mới thực sự đột phá. Ông tìm đến một vài ngân hàng New York, hy vọng họ có thể cho ông vay mượn tiền để mua lại một con tàu hàng cũ với tiêu chuẩn và quy cách thông thường.
Ông định sẽ sửa chữa, lắp đặt và cải tạo thành con tàu chở dầu để kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng đều bị từ chốt. Lý do là ông không có tài sản thế chấp. Đối mặt với nhiều lần thất bại nhưng Daniel K. Ludwig không hề nhụt chí, ngược lại ông còn có những suy nghĩa bất bình thường.
Daniel K. Ludwig chỉ có một chiếc tàu chở dầu cũ chuyên vận chuyển, ông cho một công ty dầu mỏ thuê lại với giá rẻ. Sau đó ông đã gặp giám đốc ngân hàng và nói rằng mình có một con tàu chở dầu cho công ty dầu mỏ thuê. Tiền thuê hàng tháng sẽ do công ty dầu mỏ trực tiếp chuyển vào tài khoản ngân hàng để trả lãi vay tiền hàng tháng.
Sau nhiều phen trắc trở, cuối cùng ngân hàng JP Morgan Chase New York đã đồng ý cho ông vay tiền.
Tuy Daniel K. Ludwig không có tài sản thế chấp nhưng công ty dầu mở lại có lợi ích và tiềm năng lớn, ngoại trừ thiên tai nhân họa nếu không tiền thuê tàu của công ty dầu mỏ chắc chắn sẽ được chuyển vào tài khoản đúng hạn.
Ngoài ra, Daniel K. Ludwig cũng tính toán hết sức chu toàn, tiền thuê tàu của công ty dầu mỏ vừa đủ để trả lãi vay tiền hàng tháng. Lối tư duy kỳ dị này của Daniel K. Ludwig tuy có chút hoang đường nhưng lại giúp ông mở rộng cánh cửa làm giàu.
Daniel K. Ludwig sau khi vay được tiền liền đi mua chiếc tàu chở hàng mà ông mong muốn, sau đó cải tạo biến nó thành một chiếc tàu chở dầu cường mạnh.
Có trong tay chiếc tàu chở dầu mới ông lại tiếp tục áp dụng phương pháp cũ, cho thuê tàu rồi lại thế chấp số tiền cho thuê để vay thêm một khoản tiền mới, rồi lại đi mua tàu.
Cứ như vậy, giống như một câu chuyện thần thoại, số lượng tàu của Daniel K. Ludwig ngày càng nhiều lên và ông cũng trả sạch tất cả các khoản vay nợ trước đó và tất cả các chiếc tàu đều thuộc quyền sở hữu của ông một cách danh chính ngôn thuận.
Chiến lược mượn thế mượn lực của Daniel K. Ludwig : đầu tiên ông cho công ty dầu mỏ thuê tàu, giúp ông có thêm nền tảng hợp tác với công ty dầu mỏ. Có một công ty dầu mỏ như vậy làm nền cho ông và giúp ông trực tiếp chi trả lãi suất ngân hàng, ngân hàng dĩ nhiên sẽ rất vui vẻ cho ông vay tiền.
Sau đó, ông dùng số tiền vay được từ ngân hàng để mua một chiếc tàu chở hàng tốt hơn, rồi lại cho công ty dầu mỏ thuê, sau đó lại đi vay tiền.
Về điểm này, ông đã thành công trong việc tận dụng số tiền vay được để củng cố làm lớn mạnh thế lực của mình một cách tinh tế.
Cứ như vậy, tiền càng vay càng nhiều, số lượng tàu cho thuê cũng ngày càng nhiều. Số lượng tàu cho thuê càng nhiều thì thế lực của ông sẽ càng lớn mạnh, mà thế lực càng lớn mạnh thì ông càng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.
Tóm lại, mượn thế mượn lực là một bí quyết kinh doanh quan trọng. Mượn sức mạnh của người khác để phát huy tối đa năng lực của bản thân là con đường tắt để dẫn tới thành công hiệu quả nhất.
Biết cách thăm hỏi những người có trí tuệ hơn mình để khiến mình luôn ở trong vùng đất bất bại.